Yên Nhật vẫn hấp dẫn bất chấp nền kinh tế trì trệ

-nbca-

dreamin' of ..
Kinh tế Nhật Bản chững lại suốt hai thập kỷ, song các nhà đầu tư vẫn còn bị lôi cuốn bởi sức mạnh của đồng yên.

Yên Nhật tăng mạnh so với đồng đô trong những tuần gần đây, và hiện tại đã đạt đến mức kỷ lục kể từ năm 1995.

Trong khi kinh tế Mỹ những tháng gần đây mới có xu hướng chững lại, thì kinh tế Nhật Bản vẫn tiếp tục giảm sút suốt hai thập kỷ qua.

Các nhà hoạch định chính sách vẫn không thể đưa ra biện pháp hữu hiệu để đối phó với tình trạng giảm phát.

Dân số Nhật đang bị già hóa, và giảm dần về quy mô. Tệ hơn, chính phủ nước này đang rơi vào cảnh nợ đìa tương đương 200% GDP.

Nhật đang lê những bước nặng nhọc— nền kinh tế không nhất thiết phải tăng trưởng nhanh, nhưng cũng không thể theo đà ấy, Giám đốc điều hành Faros Trading LLC nhận định.

Các giám đốc và các nhà đầu tư lớn đều cá rằng, với lãi suất xấp xỉ 0%, Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) – một ngân hàng nổi tiếng bảo thủ chắc chắn sẽ không “mạnh tay” nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm giảm giá đồng yên.
Trái lại, mới đây, có dấu hiệu cho thấy Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục mở rộng bảng cân đối kế toán từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, bơm thêm đô la vào hệ thống ngân hàng. Công bố duy trì lãi suất thấp, mua thêm trái phiếu chính phủ để kích thích kinh tế có thể sẽ mở đường cho các động thái tương tự trong thời gian tới.

Các nhà đầu cơ làm giá đồng yên sẽ có tâm lý “thanh thản” hơn bởi ít khả năng BOJ sẽ hành động mạnh tay, một nhà chiến lược đầu tư cổ phiếu tại J.P. Morgan Chase nhận định.

Đồng quan điểm trên, một giám đốc đầu tư cao cấp thuộc Công ty Shinkin Asset Management cho rằng, việc tăng cường mua đồng yên là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi BOJ sẽ không nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh như FED.

BOJ dự kiến sẽ công bố một số biện pháp nới lỏng chính sách sau cuộc họp vào ngày 6-7/9/2010. Tuy nhiên các nhà đầu tư thì vẫn cho rằng sẽ không có thay đổi đáng kể về chính sách tiền tệ của BOJ.

Ngoài ra, một lý do khác khiến yên Nhật vẫn được xem là khá an toàn đó chính là đa số nợ chính phủ nằm trong tay các ngân hàng và công ty lớn của Nhật. Nhờ đó, Nhật có thể tránh được tình trạng rút dần vốn ngoại có thể làm suy giảm đồng yên.
Trái lại, nợ chính phủ của Mỹ chủ yếu do nước ngoài nắm giữ, trong đó, Trung Quốc và Nhật có tỷ lệ nắm giữ lớn nhất.

Một rủi ro khi đầu tư vào đồng yên đó là kinh tế Mỹ sẽ nhanh chóng phục hồi trở lại nếu FED điều chỉnh chương trình nới lỏng chính sách tiền tệ, cụ thể là nâng lãi suất với một biên độ rộng. Tuy nhiên, giả thuyết này ít nhất sẽ không xảy ra trong ngắn hạn.

Trong khi đó, các chuyên gia và các nhà đầu tư cá nhân vẫn tiếp tục theo đuổi đồng yên. Thậm chí, một số đó tỏ ra không hề tỏ ra lo ngại về căn nguyên khiến đồng yên lên giá.

Một nhà kinh doanh hối đoái cho biết: Anh ta không chắc chắn về lý do tại sao đồng yên tăng giá, nhưng vẫn quyết định mua bởi dù sao đồng tiền này tiếp tục lên giá với tốc độ khá mạnh trong mấy tuần vừa qua.

(Theo dvt.vn)
 
Top