Văn hoá " cảm ơn" và "xin lỗi" ở Việt và Nhật

rikishi

New Member
có lẽ khỏi phải nói, ai cũng đều biết rằng khi người ta làm giúp mình 1 điều gì đó, cần phải có lời "cảm ơn" và khi mình sai, hãy nói lời "xin lỗi".

Tôi làm việc ở môi trường nói chuyện và tiếp xúc với nhiều người Nhật, cũng như nhiều người Việt Nam đang sinh sống và làm việc. Người Việt Nam được đánh giá là khá cao so với người Phillipin, hay người Brazin về khoản cố gắng làm việc. Nhưng có một số vấn đề về văn hoá và kiến thức thường nhật là thua người ta.

Hẳn là người Việt Nam, bạn cũng biết rằng người Việt Nam là chúa cãi chầy cãi cối. Ví dụ đại thể như khi đi trên đường, có va chạm nhẹ xây xước một chút, tôi chắc mẻm 90% cả người đúng lẫn người sai sẽ nhảy xuống đấu khẩu trước để coi ai mạnh miệng hơn sẽ thắng. Dù biết mình sai nhưng cũng cãi cho bằng được. Nhưng, thử ở Nhật rồi sẽ thấy, dù có là một va chạm nhỏ, người ta sẽ lập tức hỏi về tình hình sức khoẻ của đối phương và nói chuyện đàng hoàng, sau đó 2 bên tự giải quyết với nhau ổn thoả or nhờ cảnh sát giải quyết giùm. Và câu đầu tiên khi xảy ra sự việc chắc chắn các bạn sẽ nghe là "sumimasen".

khi bạn nói ra lời này, phía đối phương chắc chắn sẽ có một phản hồi khác hoàn toàn chứ không phải như là đứng ra gông cổ cãi cố để rồi cuối cùng mình bị thiệt. Ngay nơi tôi ở, các bạn Việt Nam qua đây với tư cách TNS. thi thoảng cũng có đánh nhau khi hưng phấn ( sau bàn nhậu ), hay vi phạm luật nơi ở đề ra... Khi bị nhắc nhở, điều đầu tiên tôi nghe được không phải là " Em xin lỗi" mà là giải bày,trình bày. rồi không ai nhường ai, rốt cục cũng có rất nhiều trường hợp phải kết thúc cuộc chơi giữa chừng chỉ vì không chịu nói lời "xin lỗi".

Nói ra đây chỉ để nhắc cho một số các bạn chưa hiểu về văn hoá của Nhật, 1 số điều cần chú ý sau:
1. 挨拶 lời chào cao hơn mâm cỗ, hãy chào người ta
2. Khi phạm lỗi, không biết mình đúng hay sai, hãy nói すみません。 sau đó trình bày lại khi được hỏi
3. khi được người ta giúp mình gì đó, đừng ngại cám ơn, hãy nói ありがとうございます。

Và cuối cùng là 時間, Hãy tập làm quen với phong cách thời gian của Nhật, đừng nghĩ ở Nhật giống ở Việt Nam, để rồi khi bị mắng hay bị chỉ trích lại bảo "em tưởng..."
Ở Nhật thời gian rất quan trọng nhé. Người ta hẹn mình giờ nào, chắc chắn người ta sẽ có mặt trước 5-10 phút để đúng hẹn. Có rất nhiều người qua đây, cứ nghĩ Nhật cũng như Việt, trễ 5-10 phút chẳng chết ai. Nhưng thưa, chỉ cần 1 mình mình trễ nãi là khiến đối phương phải ngồi chờ, rất phiền toái cho người ta. Gọi là 迷惑をかける.

1 số điểm cơ bản để các bạn mới qua Nhật hoặc trước khi qua Nhật chú ý, đừng để dính lỗi nhé!
 

kamikaze

Administrator
Cảm ơn bác Ri về bài viết với nội dung thiết thực.

Văn hoá cãi chày cãi cối người Nhật gọi là 言い訳. Tôi không bàn về tốt xấu vì khi bàn về khái niệm văn hoá, phong tục thì khó có thể nói cái gì tốt cái gì xấu vì không có chuẩn mực để đánh giá.

Tuy thế, "nhập gia tuỳ tục" , làm việc ở Nhật thì nên hiểu và tránh những thứ người Nhật không ưa để khỏi phiền toái hay mang vạ vào thân.

Về chuyện câu nói xin lỗi này tôi có đọc một bài phân tích của 1 người Nhật rất tỷ mỉ. Đại khái tác giả nói rằng chữ "xin lỗi" trong tiếng Việt gần như đồng nghĩa với "nhận lỗi" (nhận mình thua). Ngược lại, chữ "xin lỗi" trong tiếng Nhật chỉ là một câu nói để làm giảm bớt không khí căng thẳng. Ai có lỗi sẽ được bàn tính sau khi mọi người đã bình tĩnh trở lại. Vì quên đi 1 câu xin lỗi mà nhiều người Việt đã mang phải những "thiệt hại" không đáng có. Nhẹ thì bị ghét bị đì, nặng thì mất việc về nước.

Quay lại chuyện cãi chày cãi cối thì thiết nghĩ anh em người Việt Nam nên nhớ 1 nguyên tắc đơn giản: Kết quả của sự việc sẽ quyết định tất cả.

Ví dụ anh đi trễ thì kết quả vẫn là đi trễ. Dù anh có cãi rằng anh đã cố dậy sớm lúc 1 giờ sáng v.v... hay vì xe anh hỏng... anh đạu bụng giữa đường.., thì tất cả cũng chỉ "tại vì anh không lường trước tình huống để đề phòng". Vậy nên những lời giải thích về lý do không cần thiết kia trở nên vô nghĩa hay nói cách khác làm cho người nghe khó chịu hơn. Trường hợp này thay vì biện lý do thì nên "xin lỗi! lần sau sẽ chú ý".
Muốn giải thích lý do thì hãy dành 1 dịp khác. Vi dụ sau đấy cả tháng vui vẻ lại có đi chơi, ăn uống gì hãy nhỏ nhẹ giải thích và cũng đừng quên xin lỗi lại 1 lần nữa nhé.

Nhiều người Việt khi qua đây nói rất giỏi về lý thuyết nhưng rồi lại nghỉ việc không báo trước. Khi bị hỏi thì lại "em tưởng".

P.S :Sau khi ra trường không có cơ hội làm ở Việt Nam hay làm cho ông chủ Việt Nam nên có lẽ tôi đã quá quen với cách cư xử của người Nhật. Ngay trên diễn đàn này nhiều khi sửa bài cho những bạn khác và nghe "biện lý do" do chù kết quả sai rành rành ra đấy thì cũng cảm thấy hơi "khó chịu".
 

ken_yuki

New Member
Văn hoá cảm ơn và xin lỗi của người Nhật quả là độc đáo và thú vị.
Lúc mới sang em cũng hơi giật mình vì điều đó.
Chưa kịp làm gì họ thì họ đã sumimasen rồi.
Tặng món quà nhỏ thì rối rít arigaoto, hôm sau gặp lại cũng arigato nữa.
Ăn cái gì mình tặng thì xuýt xoa oishi,,không biết là có oishi thật không nữa.?
Lúc đầu cảm thấy người Nhật sao mà giả tạo, sumimasen đó nhưng không biết có thực bụng xin lỗi không? hay trong bụng đang lầm rầm cay cú ???
Cảm ơn cũng vậy. Đôi khi thấy thật là rắm rối và nặng tính hình thức giao tiếp. Không thực bụng như người Việt Nam mình.
Hôm trước đi paito có sai sót, xin lỗi bằng câu "moshiwake gozaimasen". Binh thường thì nó iie là xong.
Nhưng hôm đó nó tức nó giảng luôn cho bài "moshiwake.." ko dùng trong trường hợp này. Dùng trong đại sự thôi. Vậy là học thêm được cách dùng xin lỗi của Nhật nữa...
Giờ thì thấy cũng quen với sumimasen và arigato Nhật rồi.
Trong văn hóa giao tiếp Có một chút tương quan khác nhau giữa Nhật và Việt với 2 từ này.
 
Top