Nhật Bản: Một viễn cảnh buồn

-nbca-

dreamin' of ..
Đôi khi, Nhật Bản dường như dừng lại. Khắp nơi ở châu Á, từ Thượng Hải đến Mumbai hay Jakarta, đều có sự chuyển động mạnh mẽ không ngừng, những nơi luôn tồn tại cảm giác ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay.

LTS: Cả khu vực lao vào guồng quay của 365 ngày sôi động để hướng tới một tương lai sáng lạn hơn. Nhật Bản đã từng sẻ chia sứ mệnh và động lực của châu Á. Nhưng giờ đây, các sai lầm tài chính trong nhiều thập niên đã dồn lên vai chính phủ nước này một gánh nặng nợ nần tương đương với gần 200% tổng sản lượng kinh tế. Điều gì đã xảy ra? Vì sao đất nước Mặt trời mọc khó tự thay đổi mình?

Ngày nay, Nhật Bản như một hòn đảo bất biến giữa một châu Á trong dòng chảy không ngừng. Những nhà lãnh đạo chính trị tê liệt, thay đổi liên tục, các tập đoàn ì trệ, còn người dân thì lo lắng về tương lai. Trong khi châu Á mạnh mẽ tiến lên phía trước, thì Nhật Bản lại lặng lẽ lùi về phía sau.

images2015739_nhat.jpg

Nhật Bản dường như chưa tìm ra một lối thoát trong suốt cả thập niên​

Trong suốt 20 năm dài, kể từ sự sụp đổ giá cả bong bóng của thị trường chứng khoán và bất động sản đầu những năm 1990, kinh tế nước này tồn tại trong tình trạng gần như là đóng băng. Giai đoạn khổ sở sau tăng trưởng quá nóng được gọi là "thập niên tổn thất" tiếp tục kéo dài sang nhiều năm khác. Tăng trưởng thực tế hầu như không tồn tại, phúc lợi của người dân bị ảnh hưởng nặng nề, những tập đoàn công nghiệp khổng lồ rút dần khỏi cuộc chơi thế giới.

Theo giới phân tích, Nhật Bản dường như sẽ mất địa vị nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu trong năm nay trước một Trung Quốc đầy sinh lực. Thực tế là, Trung Quốc đang nhanh chóng vươn lên như một tín hiệu "báo rủi" với vị trí của Nhật Bản trong thế giới.

Cứ vài tháng, chính trị Nhật Bản lại xáo động, văn phòng thủ tướng lại mở cửa đón một người mới. Đất nước này đã trải qua 6 đời thủ tướng trong vòng 4 năm qua. Mỗi người mới lên lại đưa ra cam kết cải tổ. Nhưng những đề xuất tuyên bố với hy vọng tạo ấn tượng lớn lại "bị chìm nghỉm" trong hệ thống chính trị của Nhật.

Thậm chí Thủ tướng đương nhiệm Naoto Kan cũng phải thừa nhận một không khí ngột ngạt đầy tuyệt vọng bao trùm. "Cảm giác như luôn có hàng rào trước mặt", ông nói vào thời điểm nhậm chức hồi tháng 6. "Có sự cảm nhận mơ hồ là toàn bộ đất nước bị ngột ngạt".

Ông Kan là vị lãnh đạo chính trị mới nhất cam kết tạo ra đột phá. Vị cựu Bộ trưởng Tài chính đã hào hứng đưa ra chiến lược phát triển mà ông gọi là "Tiếp cận thứ ba" - một chương trình nghị sự kết hợp các chính sách trợ cấp phúc lợi châu Âu với nỗ lực ủng hộ từ chính phủ để tạo ra việc làm trong các lĩnh vực triển vọng như năng lượng xanh hay chăm sóc y tế.

Nhưng tiến trình chính trị lập tức đã cản bước ông. Trong cuộc bầu cử hồi tháng 7, những cử tri đã tỏ rõ sự thất vọng với Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) của ông Kan - khi chưa đầy một năm khi đảng này giành thắng lợi áp đảo đối thủ, giành quyền lãnh đạo đất nước. Sự bất ổn, xáo trộn tiếp tục trong nền chính trị Nhật Bản đe dọa nỗ lực cải tổ kinh tế của ông Kan, thậm chí làm tiến trình này càng thêm khó khăn.

Thời gian cuối cùng có lẽ đã hết với Nhật Bản. Trong làn sóng khủng hoảng nợ của Hy Lạp, các nhà đầu tư bắt đầu tập trung vào những quốc gia với hệ thống tài chính yếu ớt của thế giới công nghiệp hóa, và Nhật Bản nằm trong số những nước yếu nhất. Nhiều thập niên phạm các sai lầm tài chính đã dồn lên vai chính phủ nước này một gánh nặng nợ nần tương đương với gần 200% tổng sản lượng kinh tế - một gánh nặng lớn nhất trong số các nước phát triển và một áp lực buộc chính phủ của ông Kan phải giới thiệu các biện pháp cắt giảm, tiết kiệm triệt để.

"Cần có nhận thức rằng, mọi thứ không thể dậm chân tại chỗ", Jeffrey Kingston, giám đốc Nghiên cứu châu Á thuộc Đại học Temple của Nhật nói. "Vấn đề là, mọi người thực sự không biết chuyện gì xảy ra tiếp theo. Những vấn đề khổng lồ của Nhật mới chỉ ở giai đoạn "mưng mọng" và Nhật Bản vẫn trong tình trạng không có đường hướng".

Thái An (Theo TIME)

http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/201008/Nhat-Ban-Mot-vien-canh-buon-928684/

(Bài này gửi lên hộ anh quyenjp)
 

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để gửi phản hồi

Bạn phải là thành viên mới có thể gửi phản hồi

Đăng ký

Hãy đăng ký làm thành viên. Việc này rất đơn giản!

Đăng nhập

Bạn là thành viên? Hãy đăng nhập tại đây.

Back
Top