Việc bạn nên làm để tránh bị công ty Nhật "soi"

Việc bạn nên làm để tránh bị công ty Nhật "soi"

Lần trước tôi đã có bài viết đề cập đến việc vì sao công ty Nhật hay soi nhân viên người nước ngoài.

Hôm nay, như đã hứa, xin đề cập đến vài điểm nhân viên người nước ngoài nên lưu ý để tránh/ thoát khỏi bẫy soi của công ty/ sếp Nhật.
quantrinhansu5.jpg


Trước hết xin lưu ý một điều là việc tránh bẫy soi chỉ dành cho những người muốn tránh bị soi oan. Nghĩa là cho dù ngày ngày chăm chỉ làm việc nhưng lại vẫn bị công ty soi. Còn với những người có ý đồ nào đó thì hoàn toàn không thể tránh được sự soi mói kiểm tra của công ty.



1/ Biết người biết ta: Không thắng thì cũng sẽ khó bị thua.

Khoảng 90% nguyên nhân dẫn đến việc công ty Nhật soi nhân viên người nước ngoài nằm ở chỗ hiểu lầm do khác biệt văn hóa gây ra. Nhiều khi cả hai phía đều không có ý gì xấu nhưng do sách suy nghĩ, suy luận dựa trên hai nền tảng văn hóa khác nhau nên gây ra hiểu lầm và kết quả là tạo ra mối quan hệ như nước với lửa. Một điều tai hại là đa số những trường hợp như thế này cả hai phía đều cho rằng mình làm đúng và đối phương sai. Dẫn đến kết cục là tình hình ngày càng tồi tệ.


Để tránh hiểu lầm không đáng có thì không có gì khác ngoài việc tìm hiểu, thu thập thông tin để hiểu về nhau hơn. Cũng có công ty Nhật họ sẽ dành thời gian tìm hiểu về văn hóa và con người của nơi mà họ sẽ tiếp nhận lao động. Tuy nhiên việc này là rất có hạn. Do đó cách duy nhất là lao động phải tự tìm hiểu, tự trang bị kiến thức thật tốt để khi qua Nhật thì có thể "Nhập Gia Tùy Tục" ngay. Đây chính là chìa khóa để giảm bớt rắc rối và giảm tối thiểu rủi ro bị công ty soi mói.


2/Những điều nên làm và không nên làm:
Yếu tố tiếp theo để tránh bị công ty Nhật soi là cần phải khéo léo trong xử sự dựa vào kiến thức thông tin đã tìm hiểu được ở mục 1. Xin nêu ra những điều bạn nên và không nên làm để tránh bị công ty Nhật soi.


+Khéo léo che giấu cảm xúc suy nghĩ:
Ở bài viết về việc lý do vì sao công ty Nhật hay soi nhân viên người nước ngoài tôi đã đề cập đến chuyện người Nhật rất nhạy cảm và hay để ý. Vì thế nên để tránh bị họ soi bạn nên hạn chế bộc bạch mọi suy nghĩ cảm xúc thật của mình. Tất nhiên việc này không dễ và không phải ai cũng làm được nhưng hãy cố gắng lên trong khả năng của mình có thể. Ví dụ như bình thường bạn có thói quen nói hết 100% suy nghĩ của mình thì hãy bớt xuống 98% rồi bớt dần xuống 80%-70% khi nói chuyện với họ.



+Nhìn lại xem mình đang ở đâu:
Khoảng 80% trường hợp bị soi đều liên quan đến vấn đề bất mãn với điều kiện làm việc hay lương bổng gì đó. Nếu như bản thân bạn tự nhìn nhận lại bản thân và cảm thấy vừa lòng với chỗ mình đang đứng, công việc mình đang làm thì khi nói chuyện trao đổi với công ty sẽ loại bỏ được nguy cơ lỡ lời gây ra hiểu lầm.

Điều này cũng có nghĩa là bạn nên tuyệt đối tránh đề cập đến những chi tiết khiến công ty nghĩ bạn đang bất mãn với công việc hiện tại.

+Tránh đề cập đến chuyện tiền lương, điều kiện làm việc:
Rất nhiều trường hợp đã bị mang họa vào thân khi vô tình "tâm sự" với người của công ty về vấn đề lương và điều kiện làm việc. Trường hợp bạn đề cập và gây cho công ty hiểu rằng bạn cảm thấy lương và điều kiện làm việc quá kho khăn thì sẽ khiến cho họ hiểu rằng bạn đang bất mãn với công ty, đang đòi hỏi công ty v.v... Ngược lại trường hợp bạn cho công ty thấy rằng bạn cảm thấy điều kiện làm việc quá tốt, lương cao v.v... Thì sẽ dẫn đến nguy cơ một ngày nào đó bạn bị giảm lương và bị thắt chặt điều kiện làm việc.

Vì vậy nên cách an toàn nhất là nên giữ thái độ trung tính. Nghĩa là bằng lòng và yên tâm với công việc hiện tại nhưng cũng không phải cảm thấy quá thỏa mãn hay quá bất mãn.


+Tránh tâm sự về các dự định riêng tư:
Do khác biệt về văn hóa nên nhiều khi những tâm sự rất đỗi bình thường của bạn sẽ gây cho công ty hiểu lầm dẫn đến lo lắng, hoang mang và kết cục là mối quan hệ giữa bạn và công ty sẽ bị rạn nứt. Vì lẽ đó nên nếu có thể thì nên tránh kiểu nói chuyện với nội dung kiểu: "Tôi định năm sau về nước", "Tôi sắp mua nhà" "tôi sắp mua xe" v.v... Giả sử muốn nói thì hãy nói kiểu "Tôi sẽ cố gắng gắn bó với công ty và nếu điều kiện công việc cho phép thì..." Nghĩa là nên đưa yếu tố "công ty" "công việc" lên vị trí ưu tiền hàng đầu.


+Chú ý đến những chi tiết nhỏ:
Tất nhiên điều kiện để công ty không soi là bạn phải làm việc tốt không đi trễ giờ và tuân thủ quy định của công ty. Những điểm cơ bản này xin không bàn đến nữa vì nó là điều hiển nhiên. Còn một số yếu tố khác như sau thì bạn cũng nên lưu ý:

1/ Đi sớm về muộn: Là nhân viên mới nên bạn cần lưu ý đến sớm hơn mọi người một chút xíu và tranh thủ dọn dẹp công ty, kiểm tra máy móc hay thậm chí là nhặt những mẩu rác nho nhỏ bị vương vãi đâu đó, tưới cây cho công ty v.v.. Khi về thì đừng vội về mà nên nán lại kiểm tra xem cửa công ty đã khóa chưa, máy móc đã đóng chưa v.v.. Hãy là người về sau cùng.

2/ Tự thân vận động: Hãy đừng như cái máy và công ty bảo gì thì làm nấy. Cần quan sát và nếu có gì không hiểu thì nên hỏi. Rảnh tay thì nên hỏi những người xung quanh xem có gì cần giúp thì giúp họ.

3/ Để ý đến những người xung quanh: Không có ai không vui khi được người khác quan tâm cả. Hãy để ý xem những người xung quanh có khó khăn gì thì giúp họ. Ví dụ nếu như có ai đó bị cảm bị họ thì mua cho họ lon nước ấm vào buổi sáng. Nếu ai bị đau tay đau chân thì hãy giúp họ những công việc nặng. Biết sinh Nhật thì tặng cho họ món gì nho nhỏ v.v.... Nói tóm lại là có vố số việc bạn có thể làm để "lấy lòng người khác".

4/ Cảm ơn và xin lỗi 3 lần: Người Nhật có thói quen cảm ơn và xin lỗi nhiều lần. Vì thế nếu như ai giúp bạn hay bạn phạm lỗi thì nên cố gắng xin lỗi và cảm 3 lần. Ví dụ hôm nay bạn phạm lỗi và bạn xin lỗi rồi thì ngày hôm sau và hôm sau nữa bạn gặp lại họ bạn cũng nên có câu "thành thật xin lỗi chuyện hôm qua/ trước".


+Không biết thì nên hỏi:
Khi mới qua Nhật bạn sẽ còn bỡ ngỡ và có nhiều thứ không biết. Nếu như có cái gì đó không biết phải làm sao trong giao tiếp thì nên hỏi những người đã biết chứ hoàn toàn không nên suy nghĩ theo kiểu lấy các giá trị văn hóa Việt Nam làm tiêu chuẩn suy đoán. Đừng quên bạn đang ở Nhật và cần phải "nhập gia tùy tục" thì mới bớt rắc rối.
 
Sửa lần cuối:

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top