Về Dịch Thuật Văn Học Nhật Bản ở

Về Dịch Thuật Văn Học Nhật Bản ở

Gần đây trên thị trường sách nước ta xuất hiện khá nhiều những tác phẩm văn học dịch của Nhật Bản. Nhưng hầu hết chỉ tập trung ở mảng truyện tranh còn một số thể loại khác như truyện ngắn, tiểu thuyết đoạt giải thưởng về văn học của Nhật lại chưa được dịch ra tiếng Việt. Trước đây, những tác phẩm văn học nổi tiếng của Nhật Bản đến được với độc giả Việt Nam như: Hoàng hôn hắt bóng, Nghìn cánh hạc, Người đẹp ngủ trong rừng, Cố đô, Xứ tuyết... hầu hết là được chuyển dịch qua một ngôn ngữ trung gian cho nên không thể tránh khỏi hao hụt qua mỗi lần chuyển ngữ. Phần lớn những tác phẩm này được dịch qua tiếng Nga, Anh, Pháp, Trung. Việc dịch trực tiếp những tác phẩm văn học của Nhật Bản sang tiếng Việt không phải là không có nhưng hầu như còn rất ít bởi do hạn chế về mặt ngôn ngữ. Chính vì thế vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào những tác phẩm văn học hay của Nhật Bản có thể đến được với độc giả Việt Nam. Trong thực tế một vấn đề khác được đặt ra là tại sao đội ngũ những người biết tiếng Nhật giỏi hiện nay không phải là ít nhưng hầu như ít có người dám "chuyên môn hoá" lĩnh vực dịch văn học. Phải chăng đây là một lĩnh vực khó, yêu cầu người dịch phải có lòng yêu nghề, khả năng ngôn ngữ tốt, dành rất nhiều tâm huyết trong công việc nhưng thù lao lại không xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra. Hơn nữa, trong khi với khối lượng thời gian và công sức như vậy người ta có thể làm việc khác mà thu nhập cao hơn rất nhiều lần.
Một điều cần phải nhìn nhận đó là vai trò của những người làm công tác "thẩm định văn học " đã không nhìn nhận được hết vị trí của văn học Nhật Bản. Họ có sự so sánh không tương xứng giữa văn học Nhật với một số nền văn học có tên tuổi khác trên thế giới. Họ chưa coi trọng thích đáng việc giao lưu giữa văn học Việt Nam và văn học Nhật Bản.
Theo một điều tra gần đây nhất thì hơn 80% thị trường truyện tranh của ta là có nguồn gốc từ Nhật Bản, 15% là từ các nguồn khác và chỉ có 5% là truyện tranh của Việt Nam. Như vậy truyện tranh Nhật Bản chiếm một thị phần rất lớn trên thị trường truyện tranh Việt Nam. Một câu hỏi đặt ra cho chúng ta là tại sao chỉ là mảng truyện tranh còn những mảng đề taì khác lại chưa được khai thác. Trong khi đó bên cạnh truyện tranh tiểu thuyết hay thơ truyền thống Nhật Bản lại chưa đến được với độc giả Việt Nam. Một câu hỏi khác cũng được đặt ra là: Tại sao truyện tranh Nhật Bản lại lôi cuốn trẻ em Việt Nam đến như vậy?. Điều này cũng chứng tỏ rằng văn học Nhật Bản có sức hấp dẫn rất lớn đối với bạn đọc. Đặc biệt là thời gian gần đây qua việc hai tác phẩm đoạt giải thưởng Akutagawa này Naoki lần thứ 132 của hai nhà văn trẻ Nhật Bản** Lễ trao giải thưởng đã diễn ra tại Tokyo ngày 18/2/2005. Giải Akutagawa đã trao cho Kazushige Abe với tác phẩm "Gunzô" (Quần tượng). Giải Naoki đã trao cho Mitsuyo Kakuta với tác phẩm "Taigan no Kannojo" (Sự đối diện của cô ấy) đã gây được tiếng vang lớn chứng tỏ rằng nền văn học trẻ Nhật Bản đang thực sự được hồi sinh trở lại. Vậy tại sao những tác phẩm có giá trị như vậy đến bây giờ vẫn chưa đến được với độc giả Việt Nam. Phải chăng chính là ở vấn đề bản quyền hay khả năng dịch thuật của các dịch giả trong nước. Đây cũng chính là một nghịch lý bởi một thực tế cho thấy rằng những tác phẩm thuộc hàng “betseller” của Mỹ, Pháp, Anh chỉ cần được ra mắt trên quê hương của chúng tháng này thì chỉ một vài tháng sau chúng đã lại có mặt trên thị trường sách của Việt Nam. Điều này đối với những tác phẩm của Nhật Bản thì hầu như không bao giờ xảy ra. Một điều nữa, đối với những người làm công tác chuyên môn cần chú ý rằng chúng ta đã làm rất tốt ở mảng tranh truyện Nhật Bản vậy thì tại sao chúng ta lại không thể làm tốt như vậy ở những mảng đề tài khác?
Từ đó cho thấy nên chăng cần phải tổ chức một cuộc hội thảo bàn về những vấn đề trên đây. Nếu làm được điều đó, chúng ta sẽ làm tốt công tác tiếp thị, đưa văn học Nhật đến gần với bạn đọc Việt Nam. Tác giả bài viết này có một số kiến nghị như sau:
1. Cần chú trọng đầu tư hơn nữa đối với những người làm công tác biên dịch đặc biệt là công tác biên dịch văn học Nhật Bản. Tạo điều kiện một cách tốt nhất cho những người làm công tác biên dịch này cả về lĩnh vực chuyên môn lẫn vật chất.
2. Đối với những người làm công tác biên dịch và nghiên cứu văn học Nhật Bản cần phải cố gắng hơn nữa trong vai trò làm cầu nối giữa độc giả Việt Nam và văn học Nhật Bản. Giúp độc giả Việt Nam quan tâm và làm quen với văn học Nhật Bản như đã quen với những nền văn học lớn khác của Nga, Mỹ, Pháp, Đức, Trung Quốc.
3. Một điều cần thiết khác, cần đẩy mạnh hơn nữa và làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá cho văn học Nhật Bản trên thị trường sách của Việt Nam.
Qua một số điều đã khái quát trên đây chúng ta phần nào thấy được thực trạng tình hình giới thiệu văn học Nhật ở Việt Nam. Vấn đề đặt ra là phải làm sao để cải thiện được tình hình trên. Điều này đòi hỏi trước hết phải có sự cố gắng của cả hai phía là người làm công tác biên dịch và cả phía các nhà xuất bản cùng phối hợp để đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển giao lưu giữa nền văn học hai nước.


(Lưu Thị Thu Thuỷ
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
Trớch từ: Tạp chớ NCNB & ĐBA. Số 1/2005)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top