Vài điều liên quan đến căn cứ Futenma của Mỹ tại Okinawa

Vài điều liên quan đến căn cứ Futenma của Mỹ tại Okinawa

Tin tức lâu nay vẫn bàn đến vấn đề di chuyển căn cứ Futenma. Nhưng ít thấy hay có thể nói là chưa thấy nơi nào đề cập đến nguồn gốc, lịch sử của vấn đề Futenma là gì? Bắt nguồn từ đâu?Để dễ theo dõi các vấn đề liên quan đến Futenma nói riêng và các vấn đề liên quan đến căn cứ quân sự của Mỹ tại Okinawa, xin tóm lược giới thiệu về căn cứ futenma và các vấn đề liên quan.

futenma.jpg



Nguồn gốc:

Futenma vốn là một căn cứ của quân đội Nhật trước chiến tranh thế giới thứ II. Đến năm 1945 Nhật đầu hàng đồng minh và Mỹ chiếm đóng Okinawa. Kết quả là căn cứ này rơi vào tay Mỹ.Sau khi Mỹ trao trả Okinawa lại cho Nhật vào ngày 15 tháng 5 năm 1972 thì dựa trên hiệp định Nhật-Mỹ một số căn cứ quân sự của Mỹ vẫn tồn tại trên đất Nhật. Chủ yếu là ở Okinawa. Và Futenma là một trong số những căn cứ này.

Do vị trí địa lý nằm giữa vùng dân cư nên ngay từ ban đầu người dân Okinawa đã có khuynh hướng yêu cầu Mỹ trả lại căn cứ này.

SACO:
Năm 1995 xẩy ra vụ bắt cóc và hãm hiếp học sinh Okinawa của lính Mỹ nên tình hình biểu tình phản đối căn cứ quân sự Mỹ của người dân Okinawa tăng cao. Có những cuộc biểu tình có đến 8 vạn người tham gia. Trước tình hình này hai chính phủ Nhật và Mỹ đã quyết định thành lập Hội đồng hành xử đặc biệt liên quan đến các cơ sở căn cứ quân sự tại Okinawa (Special Action Committee on Facilities and Areas in Okinawa). Năm sau đó Thủ tướng Hashimoto đã thỏa thuận với phía Mỹ về việc trả lại căn cứ Futenma kèm theo điều kiện(Nhật sẽ cung cấp một căn cứ mới để thay thế).

Camp Schwab làm nơi thay thế:

camp_schwab.jpg

Dù trong nội dung báo cáo của SACO không ghi rõ nơi di chuyển là ở đâu. Tuy thế,năm 1997 thì căn cứ Schwab tại thành phố Nago được chọn làm nơi thay thế cho Futenma. Ban đầu thị trưởng thành phố Nago là ông Higa đã phản đối quyết định này. Tuy thế, về sau do được thuyết phục bởi việc di chuyển căn cứ sẽ được lại nhiều lợi ích phát triển cho Nago. Sau đó ông này đã đồng ý với điều kiện song song với việc di chuyển thì phải kèm theo kế họach phát triển kinh tế vùng này. Tuy thế trong cuộc thăm dò ý kiến dân chúng sau đó thì hơn 1/2 phản đối. Sau khi nhận được kết quả này, Thị trưởng Higa đã lên Tokyo gặp Thủ tướng bày tỏ ý kiến chấp nhận kế hoặch di chuyển căn cứ Futenma đồng thời xin từ chức.

Cũng phải nói thêm là nếu như ai đã từng sống ở Okinawa mới biết nỗi khổ của tiếng ồn do máy bay quân sự gây ra. Hầu như máy bay cất cánh và hạ cánh 24/24 giờ. Nhiều khi đang ngủ thì phải giật mình vì tiếng máy bay phản lực. Còn thỉnh thoảng vẫn có tin máy bay trực thăng rơi vào nhà dân hay rơi vào trường học. Chuyện lính Mỹ gây ra tai nạn giao thông rồi bỏ trốn vào căn cứ cũng là chuyện như cơm bữa. Do đó việc dân chúng phản đối căn cứ cũng là điều dễ hiểu.

Tuy thế, cũng phải đính chính một điểm là “lính Mỹ rất đáng sợ” là lời đồn đại không đúng của đa số dân Nhật dành cho lính Mỹ ở đảo Okinawa. Đa số lính Mỹ là rất than thiện và lịch sự. Hằng ngày họ vẫn ra ngòai để giao lưu với dân chúng. Chỉ có vài trường hợp là con sâu làm rầu nồi canh thôi.


Sau khi Thị trưởng Higa từ chức thì ông Kishimoto lên thay. Và chủ trương của ông này là “ theo ý của tỉnh trưởng”.

Những thăng trầm về sau:
-Thay tỉnh trưởng:
Tỉnh trưởng okinawa lúc đó là ông Ota. Ông này có khuynh hướng phản đối căn cứ quân sự cũng như phản đối việc di chuyển. Do đó vào thời điểm năm 1997 thì hầu như việc di chuyển bị đình trệ. Và nhiều người bất mãn với tính trưởng vì phản đối di chuyển căn cứ quân sự cũng đồng nghĩa với không đem lợi ích kinh tế về cho okinawa. Năm 1998 tỉnh trưởng Iwamine đắc cử. Ông này đồng ý việc di chuyển căn cứ quân sự với điều kiện là
- Cả dân sự và quân sự sẽ sử dụng chung
- Sẽ trao trả sau 15 năm.
-Máy bay rơi:
Tháng 8 năm 2004 máy bay của căn cứ Futenma đã rơi vào đại học Okinawa. Sự kiện này đã gây lên một làn sóng phản đối căn cứ quân sự cũng như phản đối việc di chuyển căn cứ này. Kèm theo tình hình thời tiết xấu và kê họach thay đổi của quân đội Mỹ đã làm cho việc di chuyển đình trệ lại.

-Hai đời Thi trưởng:
Sau đó vào năm 2006 thì thị Trưởng Nakaima, người ủng hộ việc di chuyển đắc cử và kế họach di chuyển lại được tái khởi động lại. Vào năm 2008 một Thị trưởng khác có khuynh hướng phản đối lại lên thay. Do đó việc di chuyển lại rơi vào bế tắc.

-Chuyển giao quyền lực:
Năm 2009, Đảng Dân Chủ Nhật bản đã thắng cử với khẩu hiệu đưa căn cứ Futenma ra nước ngòai hay ít ra là cũng ra khỏi Okinawa. Việc này đã gây ra một niềm hy vọng mới cho người dân Okinawa. Tuy thế, sau khi thắng cử thì quan chức của Đảng này lần lượt có những phát ngôn “ việc đưa ra nước ngòai là rất khó”, “việc chuyển ra khỏi okinawa là không thể thực hiện được”... Và gần đây vào tháng 4 năm 2010 chính Thủ tướng Hatoyama đã đến okinawa và “yêu cầu bà con okinawa chấp nhận gánh nặng để nhằm bảo đảm hòa bình cho Nhật”!
Báo chí, kể cả báo chí nước ngoài, đã xem như người dân Okinawa đã bị chính phủ phản bội.

-Hiện nay:
Hiện nay với làn sóng phản đối khá mạnh tại okinawa thì chính phủ Nhật có ý định phân tán gánh nặng futenma ra khắp các căn cứ của quân đội Nhật. Tuy thế, việc này đã gặp phải sự phản kháng khá mạnh. Do đó hiện nay thời hạn quyết định đã được kéo dài ra đến hết tháng 5 năm nay. Chúng ta hãy chờ xem hồi kết như thế nào.



Vài điều ngòai lề:
+ Okinawa có một tên khác là Ryukyu hay là Lưu Cầu. Phan Bội Châu đã có bài “Lưu Cầu Huyết lệ Tân Thư” lưu cầu được nhắc đến trong bài viết này chính là Okinawa hiện nay.

Có lẽ ít ai biết đến nhưng chính Okinawa đã “đóng góp” rất nhiều cho Mỹ đánh phá Việt Nam. Đa số máy bay B52 cất cánh từ Okinawa để đánh phá miền bắc Việt Nam. Và rất nhiều lính Mỹ trước khi qua Việt Nam tham chiến đã được huấn luyện tại okinawa.

Cũng nhờ vào chiến tranh Việt Nam mà Okinawa đã được lợi rất nhiều.Lý do là ví lính Mỹ quan niệm qua Việt Nam sẽ không còn có thể về nên đã đổ tiền ra ăn chơi tại Okinawa trước khi qua Việt Nam tham chiến. Và cũng có khá nhìêu trường hợp gửi tiền bạc xe cọ lại cho người Okinawa nhưng rồi sau đó qua Việt Nam và không gao giờ trở lại nhận nữa.

+ Căn chứ Futenma nói riêng, đảo Okinawa nói chung là một nỗi đau đầu cho chính phủ Nhật trong mối quan hệ với Mỹ. Ai cũng biết rằng Nhật cần có lá chắn quân sự của Mỹ mới tồn tại được. Thế nên nhiều khi chính phủ Nhật buộc phải mang tiếng “phản bội” dân chúng okinawa để làm vừa lòng người bạn Mỹ.

+ Dù phản đối nhưng người dân okinawa được rất nhiều thứ từ căn cứ quân sự: đó là việc làm, tiền cho thuê đất v.v......



Lưu ý: Bài này chỉ là một sự tóm tắt và chắc chắn sẽ có sai sót. Ai quan tâm xin mời thắc mắc phản biện.
 
Bình luận (1)

kamikaze

Administrator
Một số cảnh máy bay lên xuống từ căn cứ futenma và kandena

[video=youtube;V_lDtCs3z-I]http://www.youtube.com/watch?v=V_lDtCs3z-I[/video]


[video=youtube;Fab-C3RPolU]http://www.youtube.com/watch?v=Fab-C3RPolU[/video]


[video=youtube;LNHYpEHG7EA]http://www.youtube.com/watch?v=LNHYpEHG7EA[/video]
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top