Tu nghiệp sinh có thể ở lại du học?

Tu nghiệp sinh có thể ở lại du học?

Hiện nay có rất nhiều Tu nghiệp sinh muốn tiếp tục du học ở Nhật sau khi thời gian tu nghiệp kết thúc. Vì thế xin nêu ra một số điều xung quanh chuyện này:

Trước hết xin nói thẳng là đây là điều không phải là không thể nhưng cũng không chắc chắn là có thể thực hiện được 100 phần trăm. Lý do vì sao? Vì nó còn tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các bạn có thể nhận được những phán đoán khác nhau từ cục quản lý xuất nhập cảnh.

Về luật phát thì hiện nay chưa có quy định rõ về việc ở lại du học của tu nghiệp sinh. Do đó việc quyết định sẽ tùy theo từng cục quản lý xuất nhập cảnh và thậm chí có thể là ở cùng một cục quản lý xuất nhập cảnh bạn sũng sẽ có thể nhận được những trả câu trả lời khác nhau từ những nhân viên khác nhau. Hay nói cách khác có được chấp nhận hay không thì sẽ dựa vào sự may rủi của bạn.



Về ý kiến của cục quản lý xuất nhập cảnh, sau hai lần gọi điện cho cục quản lý xuất nhập cảnh ở Osaka thì được hai câu trả lời khác nhau như sau:

1. Lần thứ nhất :

Cách đây khoảng 3 tháng trước và nhận được câu trả lời là Tu nghiệp sinh phải về nước và ở lại nước nhà 1 thời gian bằng với thời gian mình đã tu nghiệp ở Nhật. Lý do là do chế độ tu nghiệp là chế độ truyền bá khoa học kỹ thuật nên tu nghiệp sinh phải cống hiến cho đất nước sau khi tu nghiệp ở Nhật. Có nghĩa là nếu bạn tu nghiệp ở Nhật 3 năm thì bạn phải ở Việt Nam 3 năm mới có thể qua Nhật du học.

2. Lần thứ 2:

Cách đây hai tuần vào câu trả lời là tu nghiệp sinh có thể qua Nhật du học lại nhưng cần phải về nước sau khi kết thúc thời hạn tu nghiệp. Lý do là vì không thể chuyển trực tiếp từ tư cách thực tập sinh sang du học sinh.

Về thực tế thì cũng có một số người sau khi kết thúc tu nghiệp đã làm thủ tục chuyển sang lưu học sinh và hiện đã ra trường.



Xin có một vài lời khuyên cho bạn như sau:

Về cách tốt nhất để chuyển từ tu nghiệp sinh sang lưu học sinh là trong thời gian cuối của năm thứ ba bạn phải hoàn tất hết các thủ tục. Và trước khi về Việt Nam để kết thúc từ cách tu nghiệp sinh bạn phải chuyển visa sang tư cách là lưu học sinh. Lý do là theo kinh nghiệm của chính bản thân tôi việc xin chuyển đổi tư cách visa khi bạn còn ở Nhật sẽ dễ dàng hơn nhiều so với khi bạn đã về Việt Nam.

Tuy thế như đã nói ở trên, hiện nay chưa có quy định rõ ràng về vấn đề này nên cũng có thể bạn sẽ bị từ chối nhưng hãy nếu bạn thực sự muốn du học thì bạn hãy thử làm thủ tục xem sao. Nếu như bị từ chối thì nên về Việt Nam và làm thủ tục du học lại.

Trình tự cụ thể của các bước làm thủ tục sẽ như sau

1. Quyết định trường học, Ngành học

2. Nếu có thể nên tìm một người thầy có uy tín bảo lãnh cho mình (Việc này rất cần thiết cho những ai muốn vào thẳng cao học)

3. Làm thủ tục thi nhập học (Về cách thi và phỏng vấn vào trường thì tùy từng trường cụ thể.)

4. Sau khi bạn nhận được giấy gọi nhập học thì bạn đóng học phí và xin giấy chứng nhận là đã hoàn tất thủ tục nhập học.

5. Mang tất cả các thứ này lên Cục quản lý xuất Nhập cảnh để xin chuyển tư cách visa. Khi làm thủ tục này bạn sẽ bị hỏi về khả năng kinh tế để chu cấp cho việc du học. Có hai cách trả lời cách thứ nhất là sẽ do gia đình đảm bảo. Trương hợp này bạn phải khai báo số tiền trong tài khoản ngân hàng của gia đình. Cách thứ hai là bạn nói rằng do bạn tự lo. Trường hợp này bạn phải trình chứng nhận số tiền hiện có trong tài khoản của bạn.



Xin chú ý rằng nội dung trên đây được tóm tắt lại dựa theo tình hình thực tại hiện nay và tình hình sẽ có thay đổi trong thời gian tới. Và để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập học nếu có thể bạn nên thi lấy bằng năng lực tiếng Nhật .

(kamikaze)
 
Bình luận (5)

samuraistar

New Member
xin hỏi Bac kamikaze và cả nhà.
Mình có thằng em cũng đang làm việc ở NB theo diện tu nghiệp sinh được hơn 2 năm rồi.chỉ còn 6 tháng nữa nó hết hợp đồng.nó rất muốn ở lại NB học tập.nhưng chưa tìm được trường phù hợp với năng lực của nó như sau.
_Đã tốt nghiệp trung cấp ngành điện
_có giấy chứng nhận tiếng Nhật cấp độ 3
_muốn theo học ngành kinh tế
Vậy xin hỏi các bác nên học theo chương trình nào .các bác biết chương trình nào,trường cao đẳng nào phù hợp với nó thì giới thiệu giúp mình nhé .
Cảm ơn các bác nhiều!
 

kamikaze

Administrator
Không nên tìm "trường phù hợp" mà nên ưu tiên việc tìm ra 1 trường chịu chấp nhận làm giấy tờ cho TNS trước rồi hãy tính những bước tiếp theo. Tìm được trường thích hợp mà họ không chấp nhận TNS thì cũng sẽ phí công.
 

samuraistar

New Member
Cần chiến lược cho XKLĐ sang Nhật Bản

LTS: Nhật Bản đang xem xét việc có nên bãi bỏ chương trình thực tập sinh nước ngoài, thay thế bằng chương trình hợp tác lao động hay không. Bài viết dưới đây của GS-TS Bùi Chí Trung, Trường ĐH Aichi Shukutoko, đề cập đến những mặt trái của chương trình này. Theo ông, Nhật Bản sẽ có những thay đổi về chính sách đối với lao động nhập cư


Dân số của Nhật gần 130 triệu người, nhưng ngày càng già hóa. Tuổi thọ của người Nhật hiện nay bình quân trên 80 tuổi. Nước Nhật lại là nước có tỉ lệ sinh thấp nhất so với các nước có tỉ lệ sinh thấp như: Đức, Anh, Pháp, Mỹ..., nên rất cần sức lao động trẻ để ổn định và phát triển. Vì lẽ đó, lao động nước ngoài đến Nhật ngày càng tăng.

Tiền công rẻ mạt

Điều đáng nói là những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) lợi dụng sự sơ hở trong vấn đề quản lý lao động nước ngoài của chính phủ, tận dụng nguồn nhân lực này với giá rẻ mạt dưới danh nghĩa là thực tập sinh (TTS). Trên thực tế, TTS nước ngoài vào Nhật Bản để làm việc, chứ không phải học nghề.

Tuy nhiên, do mang tiếng là TTS, nên các doanh nghiệp trả lương rất thấp dưới dạng trợ cấp tu nghiệp. Họ phải tằn tiện lắm mới đủ sống, không có dư để gửi về giúp gia đình. Vì vậy, họ thường bỏ trốn ra ngoài làm thêm. Các SME nhận những lao động này thông qua các công ty môi giới, nên TTS không được hưởng đầy đủ, hoặc bị cắt xén các quyền lợi. Trong khi các công ty môi giới hưởng khoảng 1/3 lợi nhuận từ công sức của những lao động được gọi là TTS này.

Thảm cảnh của lao động bỏ trốn

Theo thống kê mới nhất (1-1-2007), Việt Nam “lọt vào top ten” danh sách các quốc gia có người lao động cư trú bất hợp pháp ở Nhật (khoảng 4.000 người). Nhưng đây chỉ là danh sách “có khai đến mà không có khai về”, còn những lao động đến Nhật bằng các con đường khác thì có thể cao gấp đôi thực tế.

Cuộc sống của những lao động bỏ trốn, sống bất hợp pháp gặp rất nhiều rủi ro: Họ phải làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, thiếu tiện nghi... với tiền công khoảng 6,5 USD/giờ. Khi bị tai nạn lao động, hoặc đau ốm thì phải tự lo; chưa kể nhiều khi còn bị người sử dụng lao động quỵt tiền công mà chẳng biết kêu ai. Ở Nhật, không ít bệnh viện từ chối nhận bệnh nhân là người lao động nước ngoài. Bởi có tình trạng sau khi chữa trị, những bệnh nhân này không có tiền đóng viện phí nên bỏ trốn.

Trước làn sóng người nhập cư vào Nhật ngày càng đông, nhiều tổ chức xã hội đã lập những đội tình nguyện dạy chữ, dạy kỹ năng sống cho những lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp. Đây là chỗ dựa mà lao động bất hợp pháp hay tìm đến. Mới đây có khoảng 100 TTS Việt Nam bị cắt hợp đồng giữa chừng. May mắn là họ được một số đoàn thể tự nguyện ở Nhật tìm giúp việc làm, nếu không sẽ phải về nước.

Sẽ phải thay đổi chính sách

XKLĐ là việc làm phù hợp với xu thế của thời đại. Philippines là quốc gia có 10% lao động làm việc ở nước ngoài, đã có đóng góp đáng kể cho bản thân, gia đình và xã hội. Nhưng có phần khác với VN, họ không xuất khẩu TTS, mà là những lao động có tay nghề.

Hơn hai năm trước, Liên hiệp Các doanh nghiệp lớn Nhật Bản (Nippon Keidanren) đã đề nghị chính phủ cho phép sử dụng hợp pháp người lao động nước ngoài, song chưa có phản hồi. Nhiều người dự báo: Luật Lao động cho người nước ngoài, kể cả luật nhập cư, trước sau gì Chính phủ Nhật cũng phải quan tâm tới.

Lâu nay, người Nhật có cuộc sống đầy đủ, chưa ý thức được việc thiếu lao động. Mặt khác, họ không muốn có nền văn hóa khác xen vào làm xáo trộn xã hội Nhật. Nhưng trước xu thế toàn cầu hóa, họ sẽ thấy cần tạo ra xã hội đa văn hóa mới phát triển được. Nếu không, lao động nước ngoài sẽ đến các thị trường EU, Bắc Mỹ; trong khi Nhật Bản tiếp tục đối diện nguy cơ thiếu lao động.

Tháng 6-2006, “Project Team cấp thứ trưởng về vấn đề người lao động nước ngoài” đã đề ra chính sách nhận người nước ngoài. Về cơ bản, những người có chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề cao hoặc y tế xã hội và những du học sinh được khuyến khích ở lại làm việc. Lao động phổ thông thì khó được nhận vào. Từ những nội dung cơ bản này, Việt Nam cần hoạch định chính sách phù hợp để XKLĐ vào thị trường Nhật Bản một cách căn cơ hơn.

Vài nét về GS-TS Bùi Chí Trung

GS-TS Bùi Chí Trung sinh năm 1950, tại Quảng Ngãi, sang Nhật Bản từ năm 1969. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng của Nhật Bản, như giải thưởng “Những thanh niên xuất sắc” toàn nước Nhật năm 1993; giải thưởng “Công lao xã hội” của Báo Chunichi năm 1997; giải thưởng “Công lao xã hội” của tỉnh trưởng tỉnh Aichi năm 2005...

Ông là một trong số 19 kiều bào tại Nhật Bản được Bộ Ngoại giao Việt Nam tặng bằng khen vì có thành tích đặc biệt trong việc củng cố, phát triển cộng đồng cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


3.959 lao động Việt Nam sống bất hợp pháp tại Nhật

Theo Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Tư pháp Nhật Bản, tính đến ngày 1-1-2007, có 145.839 lao động nước ngoài sống bất hợp pháp tại Nhật Bản. Trong đó: Hàn Quốc: 36.321 người; Philippines: 28.491 người; Trung Quốc: 27.698 người; Thái Lan: 8.460 người; Malaysia: 6.397 người; Indonesia: 6.354 người; Đài Loan: 6.347 người; Peru: 5.283 người; Sri Lanka: 4.042 người; Việt Nam: 3.959 người; các quốc gia và vùng lãnh thổ khác: 37.487 người.


GS-TS BÙI CHÍ TRUNG
:matroi:
 

kamikaze

Administrator
Bài này có một số chỗ lý thuyết suông. Phản ánh sai sự thật. Đặc biệt là đoạn dưới đây:

Tiền công rẻ mạt

Tuy nhiên, do mang tiếng là TTS, nên các doanh nghiệp trả lương rất thấp dưới dạng trợ cấp tu nghiệp. Họ phải tằn tiện lắm mới đủ sống, không có dư để gửi về giúp gia đình. Vì vậy, họ thường bỏ trốn ra ngoài làm thêm. Các SME nhận những lao động này thông qua các công ty môi giới, nên TTS không được hưởng đầy đủ, hoặc bị cắt xén các quyền lợi. Trong khi các công ty môi giới hưởng khoảng 1/3 lợi nhuận từ công sức của những lao động được gọi là TTS này.

Thường sau khi được công ty lo nhà cửa điện nước và chỗ ở rồi Tu nghiệp sinh mỗi tháng cũng nhận được số tiền tối thiểu là khỏang 60000 Yên. Nếu như không phung phí thì không thể nói là "không đủ sống". Chưa kể đến việc tns còn làm tăng ca và có thêm 1 khoản thu nhập nữa.

Lý do tns bỏ trốn không phải là không đủ sống mà là họ không muốn phải về nước sau 03 năm tu nghiệp.

Không hiểu ông giáo sư này đã gặp hay đi thực tế đời sống của tu nghiệp sinh hay chỉ viết bài thông qua tham khảo sách báo ?!!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

sakurasaku

New Member
Đúng là có vì TNS không muốn về nước sau khi hết hợp đồng hay vì bị bạn bè rủ rê mà muốn trốn ra ngoài. Chứ kg phải vì kg đủ sống, em đi 3 năm về dư 150tr em thấy cũng tiếc vì kg kiếm được nhiều tiền nhưng bù lại em có thêm hiểu biết và kinh nghiệm làm việc, đặc biệt là ngôn ngữ mà kg có tiền của nào mua được.
Nơi em đến tu nghiệp có tông cộng 9 người bỏ trốn 6 về 2 còn 1 đi lấy chồng. Tất cả những người bỏ trốn đều vì sợ hết hợp đồng phải về lại VN, mặt khác ra ngòai lương cao hơn.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top