Thủ tục - Điều kiện du học/khi đến Nhật Bản

Thủ tục - Điều kiện du học/khi đến Nhật Bản

Thủ tục du học

Năm 2003, có trên 1300 lưu học sinh Việt Nam đến Nhật Bản. So với năm 1995 mới chỉ có 204 người thì đây là một bước tiến đáng kể. Du học Nhật Bản được nhiều người biết đến do mục tiêu của Chính phủ Nhật là nhằm thúc đẩy giao lưu giáo dục với các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiệp hội AIEJ đã có những hướng dẫn đầy đủ về thủ tục đến Nhật du học, trong đó có phần thủ tục và xin visa.

1/ Thủ tục nhập cảnh vào Nhật Bản: Du học sinh muốn du học Nhật Bản cần hoàn thành thủ tục sau:

- Được một trường tại Nhật Bản nhận vào học

- Lấy được hộ chiếu trong nược

- Xin visa ở Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản tại nước mình

2/ Các loại visa: Visa sẽ quyết định tư cách và loại hoạt động người nước ngoài được phép thực hiện khi ở Nhật Bản. Có 27 loại visa khác nhau.

- Visa du học: Dành cho đối tượng là du học sinh vào Nhật để học, được phép ở Nhật 1, 2 năm. Và đối tượng là du học sinh vẫn có tên ở ĐH trong nước mình nhưng đến Nhật Bản để học khoá ngắn hạn dưới 1 năm tại 1 ĐH Nhật Bản.

- Visa đi học: Dành cho đối tượng là du học sinh đến Nhật Bản để học tiếng Nhật tại các trường không thuộc khoá dự bị tiếng Nhật của ĐH dân lập

- Visa đi du học: Dành cho đối tượng là du học sinh trong thời gian học tiếng Nhật được nhận vào học ĐH hay trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ, có thể đổi visa từ loại “Visa đi học” thành “Visa đi du học”.

- Visa sum họp gia đình: Nếu du học sinh đã có visa du học thì có thể đưa vợ, con sang Nhật bằng loại visa sum họp gia đình.

3/ Thủ tục xin visa: Có 2 cách

- Xin visa khi không có giấy chứng nhận đủ tư cách tạm trú: Theo cách này, du học sinh xin visa tại 1 ĐSQ hay LSQ của nước mình nên không có giấy chứng nhận đủ tư cách tạm trú. Cách này mất nhiều thời gian vì hồ sơ xin visa phải gửi đi gửi lại giữa 2 nước cũng như trong nội địa Nhật Bản.

- Xin visa khi có giấy chứng nhận đủ tư cách tạm trú: Nếu có đại diện (người bảo lãnh, trường đi du học..) thì du học sinh có thể được Cục Quản lý XNC Nhật Bản cấp “Giấy chứng nhận đủ tư cách tạm trú”. Sau đó mới làm đơn xin visa.

Nguồn tin: Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Nhật Bản (AIEJ)

Nguon: tintucvietnam.com
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bình luận (8)

kamikaze

Administrator
Điều kiện du học Nhật Bản


Du học Nhật Bản trong những năm gần đây đang được tiếp thị đến thị trường giáo dục VN. Vừa qua, Công ty tư vấn du học quốc tế Cát Tường đã tiến hành hội thảo về du học tại Nhật, giải đáp những thắc mắc của du HS và các bậc phụ huynh. Ngoài ra còn có những suất học bổng toàn phần dành cho SV xuất sắc (khoảng 450 USD/tháng), những chương trình hỗ trợ từ 60 - 80% chi phí nhà ở, giảm học phí học tiếng Nhật 30 - 50%. Bên cạnh đó còn có nhiều cơ hội được giới thiệu việc làm thêm đủ để trang trải cho các chi phí học tập và sinh hoạt...





Điều kiện du học Nhật Bản
clear.gif
Du học Nhật Bản trong những năm gần đây đang được tiếp thị đến thị trường giáo dục VN. Vừa qua, Công ty tư vấn du học quốc tế Cát Tường đã tiến hành hội thảo về du học tại Nhật, giải đáp những thắc mắc của du HS và các bậc phụ huynh. Ngoài ra còn có những suất học bổng toàn phần dành cho SV xuất sắc (khoảng 450 USD/tháng), những chương trình hỗ trợ từ 60 - 80% chi phí nhà ở, giảm học phí học tiếng Nhật 30 - 50%. Bên cạnh đó còn có nhiều cơ hội được giới thiệu việc làm thêm đủ để trang trải cho các chi phí học tập và sinh hoạt

Điều kiện và thủ tục

Điều kiện để du học tại Nhật không đòi hỏi quá cao: Những HS đã học xong chương trình GD nhà trường 12 năm và tốt nghiệp PTTH với điểm trung bình khá trở lên. Bắt buộc phải qua một kỳ thi kiểm tra năng lực tiếng Nhật (có 4 cấp) tối thiểu du HS phải có chứng chỉ cấp 4 do các trường ĐH ngoại ngữ tại Việt Nam cấp. Khoá học tiếng này kéo dài trong khoảng thời gian 4 - 6 tháng và tổ chức thi cấp chứng chỉ vào tháng 12, tháng 1 hàng năm. Ngoài ra còn có một số trường ĐH, CĐ tại Nhật chấp nhận chứng chỉ tiếng tại Công ty tư vấn du học quốc tế Cát Tường (những khoá học tiếng ở đây thường xuyên khai giảng trong năm). Bên cạnh đó còn đáp ứng đủ điều kiện về sức khoẻ, nhân thân tốt...

Về thủ tục du học tại Nhật, du HS cần phải nộp đầy đủ hồ sơ, giấy tờ như: Bằng tốt nghiệp PTTH, giấy khai sinh gốc, học bạ cấp ba, sổ hộ khẩu và những tờ giấy có liên quan khác.

Khi đăng ký du học tại Nhật, du HS có thể đăng ký vào các chương trình đào tạo sau ĐH (có chứng nhận đã học một trường ĐH), các trường ĐH như trường ĐH Tổng hợp Obirin, trường ĐH Aichi, trường ĐH Chubu, trường ĐH Kyorin và các trường CĐ, trung cấp kỹ thuật khác. Các ngành học nhìn chung rất phong phú, đa dạng, có thể kể đến các ngành như: Khoa học Nhân văn, Kinh tế, Nghiên cứu quốc tế, Kinh tế và quản lý hành chính, Quản lý GD, Bảo hiểm, Xã hội học...

Tài chính và điều kiện ăn ở, sinh hoạt tại Nhật

Để du học tại Nhật, du HS không cần phải chứng minh tài chính. Phần lớn các trường tại Nhật tuyển sinh theo cách xét hồ sơ, tuỳ theo từng trường, có trường yêu cầu phải được gặp người bảo lãnh, người liên lạc... Trong trường hợp không có người bảo lãnh hay liên lạc thì những Công ty tư vấn du học quốc tế có thể giúp du HS làm thủ tục bảo trợ.

Người du học bắt buộc phải có một sổ tiết kiệm khoảng 20.000 USD tại Nhật Bản, đây là một trong những nguồn đảm bảo điều kiện tài chính cho mỗi du HS. Khi du học tại Nhật trên 1 năm, bắt buộc du HS phải gia nhập Bảo hiểm sức khoẻ toàn dân, tuy nhiên tuỳ theo từng vùng mà có những mức phí bảo hiểm khác nhau. Du HS nước ngoài không có thu nhập thường được giảm phí bảo hiểm.

Thời gian đầu người du học dành thời gian cho việc học tiếng từ 1 đến 2 năm tại Nhật, chứng chỉ tiếng Nhật cấp 4 được cấp ở Việt Nam chỉ là một trong những điều kiện đến Nhật chứ không đảm bảo cho việc tiếp thu tri thức tại các trường học ở Nhật. Thời gian học tiếng này có nhiều khóa học, khoá 6 tháng, khoá 1 năm và khoá 2 năm, chi phí cho những khoá học này từ 4000 USD đến 14.700 USD. Những năm học ĐH tiếp theo tuỳ vào từng vùng, từng trường mức học phí và chi phí sinh hoạt khác nhau. Tính theo thời giá hiện nay, chi phí tối thiểu cho 1 SV du học Nhật trong một tháng là 140.000 Yên (trong đó có cả tiền học phí).

Người du học có thể đăng ký ở tại KTX hoặc thuê nhà ngoài, có thể nói mọi chi phí ở Nhật đều hết sức đắt đỏ và nằm ngoài khả năng chi trả của một số người muốn du học tại Nhật. Một kinh nghiệm của những người từng du học tại Nhật khuyên rằng nên ở nhà người quen hoặc tìm những nguồn học bổng từ các trường ĐH của Nhật để có thể giảm những khoản chi tiêu này.

Mới đây, một chương trình hợp tác song phương giữa các trường ĐH danh tiếng tại Nhật với Công ty tư vấn quốc tế Cát Tường đã mở ra nhiều cơ hội mới cho HS-SV Việt Nam muốn du học Nhật Bản. Với chương trình này, du HS sẽ được hỗ trợ từ 60 - 80% chi phí về nhà ở, HS nước ngoài chỉ phải chi khoảng 50 USD/ 1 tháng ở KTX trong khi một SV quốc tế phải trả mức thuê nhà khoảng 250 - 300 USD/tháng. Giảm khoảng 30 - 50% học phí học tiếng Nhật và được giới thiệu một việc làm thêm phù hợp với thời gian học tập để trang trải cho các chi phí học tập, sinh hoạt. Đi làm thêm ở Nhật cũng là một cách học rất thực tế và mang lại hiệu quả trong việc học tiếng, đồng thời đó cũng là một cách học hỏi tích luỹ kinh nghiệm trong cuộc sống để phục vụ học tập và công việc sau này.

Hàng năm chính phủ Nhật Bản vẫn dành nhiều ưu đãi về tài chính cho du HS, bên cạnh các chương trình học bổng của trường còn có rất nhiều chương trình học bổng của chính phủ Nhật Bản dành cho HS Việt Nam. Tuy nhiên, các nguồn học bổng này chủ yếu dành cho SV đang theo học tại các trường ĐH tại Nhật, do vậy khi trở thành SV ĐH tại Nhật, người du học sẽ có cơ hội có được học bổng từ những nguồn khác nhau khi có thành tích xuất sắc trong học tập.




tintucvietnam.com

 

ttnb

New Member
Một số thủ tục khi bạn đến Nhật

1. Gia hạn, cấp lại hay đổi hộ chiếu

Gia hạn hộ chiếu

Thông thường hộ chiếu được cấp có giá trị trong 5 năm từ ngày cấp. Khi bạn học tập và nghiên cứu ở Nhật trong thời gian dài, hộ chiếu của bạn sẽ hết giá trị. Trước khi hết hạn bạn phải liên lạc ngay với Ðại sứ quán Việt Nam ở Tokyo hay Lãnh sự quán Việt Nam ở Osaka để hỏi thủ tục xin gia hạn hộ chiếu.

Để được gia hạn, bạn phải mang trực tiếp hay gửi bằng thư bảo đảm đến Đại sứ quán hay Lãnh sự quán các giấy tờ sau đây:

1. Ðơn xin gia hạn hộ chiếu
2. Hộ chiếu
3. Giấy chứng nhận đang học tập do trường đại học cấp.
4. Lệ phí
5. Phong bì bảo đảm đã dán tem

Xin cấp lại và đổi hộ chiếu

Trường hợp bạn bị mất hộ chiếu, hộ chiếu rách nát, hết trang thì bạn phải liên lạc tới Ðại sứ quán hay Lãnh sự quán để hỏi thủ tục xin cấp lại hoặc đổi hộ chiếu mới.

Các giấy tờ gửi bằng thư bảo đảm hay mang trực tiếp đến Đại sứ quán/Lãnh sự quán bao gồm:

1. Ðơn xin cấp (đổi) hộ chiếu (đơn tự viết, nêu rõ lí do)
2. Hộ chiếu bị rách nát hay hết trang (không phải trường hợp mất hộ chiếu)
3. Các giấy tờ liên quan
4. Lệ phí
5. Phong bì bảo đảm đã dán tem

2. Các thủ tục tư pháp (đăng ký kết hôn; làm giấy khai sinh cho con)

Đăng ký kết hôn

Theo Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ Việt Nam quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân gia đình thì việc đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam ở nước ngoài có thể được tiến hành tại cơ quan đại diện ngoại giao ở đó. Một trong những giấy tờ bắt buộc là phải có giấy xác nhận trong vòng 6 tháng trước đó của cơ quan có thẩm quyền về việc bên nam và nữ hiện không có vợ hoặc chồng.

Trường hợp bạn mới sang Nhật, giấy xác nhận tình trạng chưa kết hôn của bạn là do chính quyền địa phương ở Việt Nam (phường, xã) cấp. Nếu bạn đã ở Nhật trên 6 tháng thì cơ quan có thẩm quyền xác nhận là Đại sứ quán.

Khai sinh

Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có quy định về việc đăng ký khai sinh cho công dân Việt Nam ở nước ngoài. Vì vậy nếu bạn muốn đăng ký khai sinh cho con theo pháp luật Việt Nam thì phải về Việt Nam, hoặc có thể đăng ký khai sinh cho cháu bé theo pháp luật Nhật.

Trong trường hợp đăng ký khai sinh tại Nhật, thủ tục được thực hiện tại văn phòng hành chính thành phố/quận nơi bạn cư trú trong vòng 14 ngày từ khi sinh ra. Các giấy tờ cần thiết gồm: Giấy chứng sinh (do Bệnh viện cấp); Sổ y bạ của mẹ và con; Thẻ bảo hiểm sức khỏe.

Sau khi đăng ký khai sinh, bạn phải có nghĩa vụ thông báo đến Đại sứ quán biết. Sau đó, bạn phải làm Thẻ đăng ký người nước ngoài cho cháu bé trong thời hạn 60 ngày từ ngày sinh.

Mọi chi tiết về các thủ tục tư pháp, cần liên hệ trực tiếp với Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Việt Nam để được hướng dẫn kỹ hơn.

3. Gia hạn thời gian học tập và nghiên cứu ở Nhật Bản

Vì một lý do nào đó, bạn cần phải kéo dài thời gian học tập, nghiên cứu ở Nhật nhiều hơn thời gian theo quyết định ban đầu - tất nhiên với sự đồng ý của cơ sở đào tạo (trường, giáo sư hướng dẫn). Nếu bạn là công chức nhà nước, bạn phải làm thủ tục gia hạn với các bước sau:

1. Xin công văn đồng ý của cơ sở đào tạo (giáo sư hướng dẫn, trường đại học)
2. Làm đơn xin gia hạn, trình bày rõ lý do, thời gian gia hạn và điều kiện về tài chính (học phí, học bổng trong thời gian gia hạn).
3. Công văn xác nhận cấp tiếp học bổng hay cấp học bổng mới (nếu có).
4. Gửi đơn kèm các công văn ở 2 và 3 nói trên để xin xác nhận và ý kiến đề nghị của Đại sứ quán.
5. Gửi hồ sơ về xin quyết định chấp thuận của cơ quan chủ quản ở Việt Nam.

Về phía Việt Nam, bạn phải qua các bước sau:

1. Xin quyết định đồng ý cho gia hạn của cơ quan trực tiếp quản lý (ví dụ: trường đại học, bệnh viện, công ty…)
2. Xin quyết định đồng ý cho gia hạn của cơ quan chủ quản cấp Bộ hay tương đương (ví dụ Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế…)

Hồ sơ nộp cho các cơ quan thẩm quyền ở Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt bởi đơn vị dịch thuật được công nhận về pháp lý (thường người nhà sẽ đi làm việc này). Bộ hồ sơ nộp cho cơ quan trực tiếp quản lý để xin gia hạn gồm:

1. Đơn xin gia hạn có ý kiến của Đại sứ quán (bước 4 ở trên)
2. Công văn đồng ý của cơ sở đào tạo (đã dịch)
3. Công văn về việc cấp học bổng (đã dịch)
4. Bản kết quả học tập, nghiên cứu (đã dịch)
5. Bản quyết định cử đi học trước đây

Sau khi nhận được quyết định của cơ quan chủ quản, bạn gửi một bản để báo cáo lên Đại sứ quán.

4. Gia hạn thị thực

Với visa du học, bạn chỉ được phép ở Nhật từ 6 tháng đến hai năm. Dù bạn là sinh viên nhận học bổng chính phủ Nhật, bạn phải gia hạn thời gian cư trú khi bạn ở Nhật Bản quá thời hạn.

Bạn phải nộp đơn xin gia hạn ở Cục Quản lý nhập cảnh nơi bạn cư trú bắt đầu khoảng 1 tháng trước khi hết hạn visa.

Thủ tục giấy tờ cần thiết phải nộp cho Cục Quản lý nhập cảnh nơi bạn cư trú gồm:

1. Ðơn xin gia hạn thời gian cư trú. Mẫu đơn có sẵn tại Cục Quản lý nhập cảnh.
2. Giấy chứng nhận đang theo học do trường cấp
3. Giấy chứng nhận kết quả học tập do trường cấp
4. Giấy chứng nhận học bổng (nếu có)
5. Hộ chiếu
6. Thẻ đăng ký người nước ngoài

Bạn sẽ phải trả tiền lệ phí cho việc xin gia hạn này, số tiền vào khoảng 4000 yên. Thông thường khi bạn nộp đủ giấy tờ xin gia hạn, giấy tờ của bạn hợp lệ thì trong vòng hai tuần bạn sẽ được thông báo gia hạn và sẽ mang hộ chiếu cùng tiền lệ phí (mua tem tại Cục quản lý nhập cảnh) để nhận visa gia hạn.

Nếu bạn dự định ra khỏi Nhật trong thời gian thị thực có hiệu lực, nên xin luôn giấy phép tái nhập cảnh một lần hoặc nhiều lần cùng với việc gia hạn thị thực.

5. Tái nhập cảnh

Khi bạn muốn rời Nhật Bản trong một thời gian ngắn, ví dụ trong kì nghỉ hè, bạn nên xin phép giáo sư hướng dẫn của bạn ở trường, cũng như thông báo cho người có trách nhiệm trong bộ phận quản lý lưu học sinh ở trường. Bạn cũng nên giữ liên hệ với trường trong thời gian bạn không có mặt ở Nhật Bản, và thông báo cho giáo sư hướng dẫn và văn phòng lưu học sinh ở trường bạn học ngay sau khi bạn trở lại Nhật Bản.

Để trở lại Nhật, bạn phải xin giấy phép tái nhập cảnh (Re-entry permit - Sainyukoku Kyoka) ở Cục Quản lý nhập cảnh.

Sau khi đã có giấy phép tái nhập cảnh, bạn sẽ dễ dàng trở lại Nhật trong khoảng thời gian cho phép. Nên biết rằng, nếu bạn trở lại Nhật sau thời gian cho phép, bạn sẽ phải làm lại toàn bộ thủ tục tái nhập cảnh hết sức phức tạp.

Nếu bạn vắng mặt ở Nhật Bản trong khoảng thời gian ngắn, bạn phải mang theo thẻ đăng ký người nước ngoài.

6. Mời người thân sang Nhật

Các du học sinh đang học ở Nhật có thể bảo lãnh cho người thân trong gia đình sang Nhật theo 2 diện khác nhau:

1. Bảo lãnh cho vợ (chồng), con sang Nhật cùng sống trong thời gian học tập - với visa gia đình (Family dependent - Kazoku Taizai).

2. Bảo lãnh cho người thân khác trong gia đình (bố, mẹ, anh, chị em) sang thăm, du lịch - với visa tạm trú ngắn hạn (Short Period of Stay - Tanki Taizai).

Ðiều quan trọng nhất để người trong gia đình bạn xin được visa nhập cảnh là bạn và người thân gia đình bạn phải đảm bảo được tiền chi phí sinh hoạt ở Nhật. Nếu bạn thiếu điều kiện này thì khả năng xin được visa nhập cảnh vào Nhật rất ít.

Dưới đây là những bước quan trọng trong thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật.

Trong mọi trường hợp, bạn nên hỏi chi tiết tại các cơ quan cấp hộ chiếu, visa xuất cảnh phía Việt Nam cũng như Ðại sứ quán hay Lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam đề phòng có những thay đổi trong quy định.

Xin cấp hộ chiếu và giấy phép xuất cảnh

Trường hợp người trong gia đình bạn chưa có hộ chiếu, hay hộ chiếu hết hạn thì bạn phải xin cấp hộ chiếu hoặc xin gia hạn hộ chiếu. Nếu như người trong gia đình bạn đã có hộ chiếu hợp lệ và có thị thực xuất cảnh, hoặc không cần giấy tờ của bạn thì không cần phải làm bước này.

Ðể xin cấp hộ chiếu và visa xuất cảnh thì cách gọn nhất là thuê các công ty du lịch làm thủ tục trọn gói. Bạn cũng có thể xin đơn có giấy chứng nhận của Ðại sứ quán hay Lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản và gửi về Việt Nam cho người trong gia đình bạn làm thủ tục xin cấp hộ chiếu và thị thực xuất cảnh.

Xin giấy chứng nhận tư cách tạm trú

Trường hợp mời gia đình sang cư trú dài hạn (trên 3 tháng), bạn cần tiến hành thủ tục xin Giấy chứng nhận tư cách tạm trú (Certificate of Eligibility- Zairyu Shikaku Nintei Shyomeisho) ở Cục Quản lý nhập cảnh nơi bạn cư trú. Thủ tục này có thể mất từ một tuần đến ba tháng.

Các giấy tờ cần thiết để xin COE gồm:

1. Đơn xin cấp theo mẫu (mỗi người một đơn)
2. Chứng minh khả năng hỗ trợ tài chính cho các thành viên gia đình sẽ bảo lãnh sang (xác nhận học bổng, thu nhập, số dư tài khoản…)
3. Giấy chứng nhận đang học tập (do trường cấp)
4. Các giấy tờ chứng minh quan hệ với người bảo lãnh (hôn thú, khai sinh…) (phải được dịch sang tiếng Nhật)
5. Hai ảnh 4cm x 3cm cho mỗi người.

Bạn không phải nộp lệ phí cho việc xin cấp COE này.

Xin thị thực nhập cảnh vào Nhật Bản

Sau khi người thân trong gia đình bạn đã được cấp hộ chiếu và thị thực xuất cảnh thì sẽ tiến hành xin thị thực nhập cảnh ở ÐSQ hay LSQ Nhật Bản ở Việt Nam.

Các giấy tờ nộp cho bộ phận cấp visa ở ÐSQ hay LSQ Nhật gồm:

1. Giấy bảo lãnh (Letter of Guarantee - Mimoto Hoshyoshyo). Giấy này nên xin thầy giáo hướng dẫn hoặc một người Nhật nào bạn quen làm người bảo lãnh ký cho bạn thì sẽ nhanh và chắc chắn hơn, hoặc bạn hỏi chi tiết ở Ðại sứ quán Nhật Bản ở Việt Nam xem có cần giấy này không.
2. Ðơn xin nhập cảnh (A letter of explanation - Riryushyo), trong giấy này bạn nêu rõ lí do xin cho gia đình đi theo, và thường viết bằng tiếng Nhật.
3. Lịch trình ở Nhật, giấy này do bạn tự viết bằng tiếng Nhật.
4. Bản sao Thẻ đăng ký người nước ngoài của bạn hay Giấy chứng nhận đăng ký người nước ngoài của bạn (do văn phòng hành chính nơi bạn cư trú cấp).
5. Giấy chứng nhận nhập học và giấy chứng nhận kết quả học tập do trường cấp
6. Giấy chứng nhận học bổng
7. Giấy chứng nhận tư cách tạm trú
8. Các giấy tờ khác mà ÐSQ hay LSQ Nhật Bản ở Việt Nam yêu cầu: đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của con, giấy chứng nhận quan hệ gia đình...
9. Lệ phí

Chú ý:

1. Thời hạn làm thủ tục xin thị thực lưu trú ngắn hạn có thể mất đến 3 tháng.

2. Nếu bạn là du học sinh tư phí thì bạn sẽ phải nộp thêm những giấy tờ liên quan đến thu nhập của bạn như giấy chứng nhận khả năng tài chính, giấy chứng nhận thu nhập làm việc ngoài giờ (giờ làm thêm phải nằm trong thời gian quy định), giấy chứng nhận tiền còn trong tài khoản ngân hàng v.v... cho Đại sứ quán Nhật ở Việt Nam.

7. Thủ tục khi kết thúc khoá học về nước

Khi kết thúc khoá học về nước, ngoài các thủ tục ở trường bạn học ở Nhật, nếu bạn là công chức nhà nước và sẽ trở về cơ quan công tác cũ, bạn cần phải làm một số thủ tục sau.

1. Làm bản báo cáo thời gian học tập nghiên cứu ở Nhật (mẫu số 4 đối với các lưu học sinh diện ngân sách nhà nước)
2. Gửi xin xác nhận của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản
3. Nộp báo cáo trên cùng các giấy tờ chứng minh (bằng tốt nghiệp, bảng điểm, khen thưởng...) cho cơ quan chủ quản cấp Bộ hoặc tương đương.
4. Nhận quyết định tiếp nhận và trả về cơ quan công tác của cơ quan chủ quản.

Chi tiết bạn cần tham khảo quy định của Bộ, ngành chủ quản của mình.

Theo : vysa.jp
 

kamikaze

Administrator
Xin visa du học Nhật có gặp trở ngại?

Bài viết hơi cũ nhưng vấn đề thì còn nóng hổi nên copy qua đây, ai quan tâm xin ghé mắt xem qua nhé:

------------------------------------------------------------------------

Thời gian gần đây, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải về tình trạng lộn xộn của tu nghiệp sinh và du học sinh Việt Nam tại Nhật. Cụ thể là đối với tu nghiệp sinh thì hay bỏ trốn ra làm ngoài, còn du học sinh thì có một bộ phận nhỏ đã giở trò ăn cắp vặt.

Trước việc này, nhiều người Việt Nam, trong đó có học sinh có ý định du học tại Nhật đã rất lo ngại về việc xin visa tới nước này.

Nổi cộm là ăn cắp

Trên trang Web của du học sinh Việt Nam tại Nhật luôn đăng tải những thông tin nóng nhất về các trường hợp ăn cắp của du học sinh và tu nghiệp sinh tại đây. Chẳng hạn như “Cách đây hơn 2 tháng, hai lưu học sinh trường tiếng Nhật TOPA đi ăn trộm bị bắt. Tưởng ăn trộm gì nhiều, ăn trộm 3 cục pin mới”; “Tôi biết có một học sinh nữ được học bổng, mới sang Nhật được 2 tháng đã bị bắt vì ăn trộm trong siêu thị”; hay “Mới đây, một nhóm du học sinh Việt Nam khoảng 18-20 tuổi tại trường tiếng Nhật đã bị cảnh sát bắt can tội ăn cắp lê”...

Trên trang Web này còn có những lời tâm sự rất thật của những người đã trót lầm lỡ như “Mấy anh chị vừa phải thôi nha (ý chỉ những người dám vạch áo cho người xem lưng). Ai chẳng biết các anh chị học giỏi, có điều kiện học tập. Nhưng các anh chị có biết đời sống du học tự túc như thế nào không. Tôi dám chắc nếu anh chị ở vào hoàn cảnh như tụi tui sẽ như vậy thôi...”.

Thực ra đời sống tại Nhật rất đắt đỏ. Chính vì thế, hầu hết những người bị bắt về tội trộm cắp đều là lao động (tu nghiệp sinh) hoặc du học sinh tự túc. Như lời tâm sự trên cho thấy, một số người cho rằng họ không còn cách nào khác là phải làm như vậy. Và điều này đã trở thành một ấn tượng xấu trong con mắt của người Nhật đối với những người Việt Nam đang sống tại nước Nhật.

Tỷ lệ cấp visa chỉ chiếm 10%

Những du học sinh Việt Nam đang sống tại Nhật vừa muốn nhắn nhủ cũng như bày tỏ nguyện vọng đối với những ai có ý định không nghiêm túc khi sang đây du học: Họ cần phải thận trọng, kể cả những người có học bổng cũng đừng nghĩ ở Nhật thoả mái nên làm gì cũng được. Vì hiện nay, người Nhật đã chặt chẽ hơn rất nhiều. Có những du học sinh thấy ở siêu thị Nhật ăn cắp dễ nên ăn cắp. Có thể lần đầu họ tha, nhưng lần sau thì hậu quả sẽ rất nặng.

Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam cho biết, trước tình hình lộn xộn đã diễn ra tại Nhật, thì việc xét cấp visa cho các du học sinh Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng. Về mặt nguyên tắc làm thủ tục xin visa không có gì thay đổi. Song quá trình xét duyệt hồ sơ làm visa sẽ có những chặt chẽ hơn, nhất là đối với đối tượng là du học tự túc. Theo quy định của Nhật, lãnh sự quán Nhật chỉ xem xét cấp visa cho những trường hợp đã được Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản chấp thuận. Hiện nay, để xem xét một đối tượng nào đó có được nhập cảnh vào nước Nhật không, phía Nhật sẵn sàng cử người sang Việt Nam để xác minh hồ sơ của người xin cấp visa. Trong thời gian gần đây, công việc này khá phổ biến.

Thống kê của Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam cũng cho thấy, từ đầu năm đến nay chỉ có 1570 trường hợp được cấp visa, con số này chiếm 10% tổng số người xin cấp visa. Điều này đã phần nào nói lên sự khó khăn của việc xin cấp visa cho du học sinh tại Nhật.

Lời khuyến cáo từ phía đại sứ quán Nhật đối với những học sinh có ý định du học tại Nhật đó là: Những người có ý định sang Nhật phải là những người có ý định đi học thực sự, có khả năng về tài chính và trung thực về hồ sơ. Điều này sẽ không chỉ có lợi cho người xin cấp visa mà còn tạo điều kiện cho những du học sinh sau này.


(Lan Hương- Dân trí)
 

kamikaze

Administrator
Vấn đề liên quan đến du học Nhật bản của TNS

Nhân tiện có người đang là tu nghiệp sinh muốn làm thủ tục du học sau khi kết thúc tu nghiệp nên tìm hiểu hộ và kết quả như sau:

Hỏi một người quen làm ở một trường tiếng Nhật.

Câu hỏi:
Hiện nay có 1 tu nghiệp sinh muốn Việt nam đang tu nghiệp ở Nhật. TNS này muốn làm thủ tục du học sau khi kết thúc tu nghiệp. Xin hỏi ở trường anh có trường hợp nào như thế này chưa? Và liệu việc này có thể thực hiên được không?

Câu trả lời:

さて、お問合せの件ですが、結論から申し上げます。
来日中の研修生は研修後に日本に残ることはできません。なぜなら、研修というのは
「日本で得た技術や知識を母国に持ち帰り、それを母国発展のために役立てる」という
『大義名分』があるのです。ですので、あまり知られてはいないかもしれませんが、研修後は
研修前に在籍していた会社に戻り、最低、日本にいた期間と同じ期間は日本からの「技術移転」に携わらなければならないのです。
しかし、研修生の実状から見ると、上の説明は納得できないかと思います。
実はこのことが今非常に問題になっておりまして、国会でも議論がなされているところであります。
今のところは今後どうなるかについて、正式な見解は出ておりません。

以上より、研修後は一度国に戻られるのが良いかと思います。
Tạm dịch:
Về vấn đề bạn hỏi thì nói thẳng ra là Tu nghiệp sinh đang tu nghiệp ở Nhật không thể ở lại sau khi kết thúc thời hạn.
Lý do là vì tu nghiệp được hiểu dưới “đại nghĩa” là “ Đưa kiến thức đã học được tại Nhật về phát triển đất nước”. Do đó, có lẽ nhiều người không biết nhưng thực tế thì TNS sau khi kết thúc tu nghiệp phải về lại công ty cũ và làm việc để “truyền bá kỹ thuật” ở đấy ít nhất là số thời gian bằng thời gian tu nghiệp ở Nhật.
Nhưng thực tế thì cách giải thích trên đây không có tính thuyết phục.
Và chuyện này cũng đã trở thành một vấn đề khá nghiêm trọng và được cả Quốc hội quan tâm. Tuy thế, hiện nay vẫn chưa có câu trả lời chính thức.

Vì những lý do trên mà có lẽ sau khi kết thúc tu nghiệp thì TNS nên về nước.
-------------------


Và mình có gọi điện cho vài luật sư và vài trường tiếng Nhật khác cũng đều nhận được câu trả lời tương tự.


Và sau khi trao đổi mail vài lần với người ở trường tiếng Nhật thì anh ta tâm sự như sau về sinh viên Việt Nam.

ベトナムからの問合せはこちらでも少しずつですが増えつつあります。
ただ、ここ数年いろんな日本語学校がベトナムからの学生を受け入れては不法滞在者を発生させるという
状況があります。非常に残念なことですが、受け入れる学校側に多大な問題があるかと思います。
結果的に入管から厳しい審査を受け、本当に力があって日本で学びたい学生が来られない
状況になるのが懸念されます。
Tạm dịch:
Dạo gần đây thì số người VN liên lạc hỏi về du học ở chỗ chúng tôi cũng dần tăng lên. Tuy thế, mấy năm nay nhiều trường tiếng Nhật tiếp nhận học viên từ Việt Nam và đã để xẩy ra tình trạng cư trú bất hợp pháp. Thật đáng tiếc nhưng có lẽ bản thân các trường tiếng Nhật này có vấn đề. Dẫn đến kết quả là Cục quản lý xuất nhập cảnh đã thắt chặt việc xét hồ sơ do đó nhiều học viên có thực lực cũng không được cấp giấy phép nhập cảnh. Đây là một điều thật đáng tiếc.
-----------------

Bàn thêm:

-Bạn nào có ý định đi tu nghiệp sinh để sau đó du học thì nên xem lại.
-Không hiểu sao nhiều người qua du học mà lại bỏ ra sống bất hợp pháp. TNS thì cón có thể hiểu và thông cảm được chứ sinh viên thì không thể chấp nhận được.
 

fonist

Moderator
Re: Vấn đề liên quan đến du học Nhật bản của TNS

mình cũng có nhận được vài câu hỏi của các bạn TNS những trường hợp khác nhưng không am hiểu nên không biết trả lời sao. các nào có được câu trả lời xin post lên giúp nhé!

* câu hỏi: em là TNS nhưng em có bằng đại học (trước đây cần đi vội vì vấn đề tài chính nên em đã đăng ký đi theo dạng TNS cho nhanh):
- nếu bằng kỹ thuật thì khi về nước em có thể tiếp tục đăng ký quay lại với dạng IT (lao động kỹ thuật) được không? (vì IT được ở lại mãi nếu cty Nhật tiếp nhận mãi và dạng này các cty xuất khẩu lao động bên VN cũng làm song song với TNS)
- nếu bằng đại học thuộc các chuyên ngành khác thì em có thể tự làm hợp đồng với cty của Nhật hoặc cty nước ngoài đang hoạt động tại Nhật và quay lại làm việc được không? (vì theo luật ai có bằng đại học mới được cấp visa lao động tại Nhật)

* Câu hỏi tiếp theo cho 2 trường hợp trên (nếu được) thì là: có cần 1 khoản thời gian nhất định như cách 6 tháng sau, 1 năm sau mới quay lại được hay không?

Xin cảm ơn!
 

quyenjp

Member
Re: Vấn đề liên quan đến du học Nhật bản của TNS

câu hỏi: em là TNS nhưng em có bằng đại học (trước đây cần đi vội vì vấn đề tài chính nên em đã đăng ký đi theo dạng TNS cho nhanh):
- nếu bằng kỹ thuật thì khi về nước em có thể tiếp tục đăng ký quay lại với dạng IT (lao động kỹ thuật) được không?
Câu trả lời : dĩ nhiên là được, tuy nhiên chắc chắn công ty phái cử cũ của em không bao giờ làm thủ tục cho em đi nữa.
Ngoài ra,khi em tiến hành hồ sơ ở công ty mới mà bên Sở Nhập Cảnh phát hiện ra là trước đây em đã từng là TNS của ngành khác thì nguy cơ không cấp visa cho em (sang Nhật để làm IT) là 99,99%.(xem lại phần giải thích có dịch từ tiếng Nhật ở chủ đề Tđể hiểu rõ tại sao)
nếu bằng đại học thuộc các chuyên ngành khác thì em có thể tự làm hợp đồng với cty của Nhật hoặc cty nước ngoài đang hoạt động tại Nhật và quay lại làm việc được không? (vì theo luật ai có bằng đại học mới được cấp visa lao động tại Nhật)
Dĩ nhiên là em có thể tự mình làm hợp đồng lao động với công ty Nhật, nhưng chuyện em quay lại được Nhật là vấn đề khó, vì vấn đề nằm ở chỗ công ty đó có lấy được visa cho em để em quay lại hay không ? vì sao thì...đã giải thích ở câu hỏi đầu tiên ở trên rồi.
* Câu hỏi tiếp theo cho 2 trường hợp trên (nếu được) thì là: có cần 1 khoản thời gian nhất định như cách 6 tháng sau, 1 năm sau mới quay lại được hay không?
Câu trả lời cho câu hỏi trên là em sẽ không cần phải chờ đợi bất cứ khoản thời gian nào trong trường hợp công ty Nhật đồng ý tiếp nhận em làm việc tại Nhật xin được visa cho em quay lại Nhật. Còn ngoài ra thì em phải chờ ít nhất là....(theo giải thích ở phần dịch tiếng Nhật là cho đến khi em hoàn thành thời gian làm việc tại Việt Nam ít nhất là tương đương với thời gian em tu nghiệp tại Nhật)
Trong trường hợp gần hết thời hạn tu nghiệp mà em ký được hợp đồng làm việc tại Nhật và ở lại làm việc thì xem như là em đã trở thành đối tượng cư trú bất hợp pháp vì tư cách cũ (tư cách TNS) của em đã kết thúc và bắt buộc em phải về nước.
 
Sửa lần cuối:

anhforever

có công mài sắt có ngày đựoc cây kim to ....
Ðề: Vấn đề liên quan đến du học Nhật bản của TNS

chào mọi ngưòi trong diễn đàn,trước tiên em xin lỗi mọi người,những ai đã từng đi nhật và đang ở nhật vì em là tu nghiệp sinh bỏ trốn và sống bất hợp pháp tại nhật,tuy nhiên việc bỏ trốn của em là việc bất đắc dĩ sau khi bị cty tiếp nhận và hiệp hội đưa về nước với lý do rất ngớ ngẩn em xin được kể lại sau.toàn bộ tiền đặt cọc trước khi đi của em mất trắng sau khi em sang nhật được 6 tháng mà kô biết phải kêu ai.cũng may em biết chút ít tiếng nhật nên cũng xin được việc làm,khổ sở vất vả ở nhật mãi em cũng trả được xong nợ,đúng 3 năm bằng thời gian tu nghiệp em da xin về,trước khi về em cũng có hỏi nhân viên cục quản lý xuất nhập cảnh và họ có nói em sẽ bị cấm sang nhật trong vòng 1 năm đầu,và đến nay thời hạn đó đã hết,em kô biết mình co thể được đi du học nữa kô,bởi vì thực sự em rất muốn học,việc trốn là chuyện kô mong muốn ở em,em muốn được giãi bày tâm sự của mình quá,
 

kamikaze

Administrator
Ðề: Vấn đề liên quan đến du học Nhật bản của TNS

chào mọi ngưòi trong diễn đàn,trước tiên em xin lỗi mọi người,những ai đã từng đi nhật và đang ở nhật vì em là tu nghiệp sinh bỏ trốn và sống bất hợp pháp tại nhật,tuy nhiên việc bỏ trốn của em là việc bất đắc dĩ sau khi bị cty tiếp nhận và hiệp hội đưa về nước với lý do rất ngớ ngẩn em xin được kể lại sau.toàn bộ tiền đặt cọc trước khi đi của em mất trắng sau khi em sang nhật được 6 tháng mà kô biết phải kêu ai.cũng may em biết chút ít tiếng nhật nên cũng xin được việc làm,khổ sở vất vả ở nhật mãi em cũng trả được xong nợ,đúng 3 năm bằng thời gian tu nghiệp em da xin về,trước khi về em cũng có hỏi nhân viên cục quản lý xuất nhập cảnh và họ có nói em sẽ bị cấm sang nhật trong vòng 1 năm đầu,và đến nay thời hạn đó đã hết,em kô biết mình co thể được đi du học nữa kô,bởi vì thực sự em rất muốn học,việc trốn là chuyện kô mong muốn ở em,em muốn được giãi bày tâm sự của mình quá,

Về luật thì không có vấn đề gì (theo như quy định kia). Tuy thế, trước khi làm thủ tục nên và phải báo cho trường biết về sự thật này để họ quyết định và tìm cách xin visa cho em.
Còn nếu như em quen ai có biết luật sư hở Nhật thì có thể tư vấn luật sư hay những người chuyên làm giấy tờ cho người nước ngoài xem họ có giúp được không.

Cuối cùng thì có lẽ vấn đề là trường tiếng Nhật(đại học của Nhật) có chịu nhận em hay không.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top