Tháng 6 có thể kết thúc đàm phán Việt - Nhật

Tháng 6 có thể kết thúc đàm phán Việt - Nhật

Trưởng ban Kinh tế Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội Yasukata Fukahori đưa ra dự đoán này chiều qua, ngay sau khi kết thúc vòng đàm phán song phương tiếp theo ở Tokyo. Theo ông, VN không nên quá sốt ruột về việc có kịp gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm nay hay không.

- Phiên đàm phán song phương tiếp theo giữa VN và Nhật Bản cuối tuần trước đã đi đến những kết luận gì, thưa ông?

- Cũng giống như những cuộc đàm phán giữa VN với các đối tác khác, Nhật Bản và VN đã thảo luận về hai lĩnh vực chủ chốt là thương mại và dịch vụ. Cuộc thương thảo giữa hai bên đã diễn ra trên tinh thần cởi mở và xây dựng, đồng thời đạt được một số kết quả khả quan. Hai bên cũng đã có cơ hội để làm rõ các vấn đề cùng quan tâm và thu hẹp khoảng cách về thuế. Tất nhiên VN và Nhật Bản còn phải tiến hành một vài vòng đàm phán nữa, song nhìn chung đàm phán giữa hai nước đang đi đúng hướng. Tôi có thể khẳng định hai bên đã xác định được những lĩnh vực quan trọng cần tiếp tục bàn thảo. Nếu VN và Nhật Bản đạt được thoả thuận trong những lĩnh vực này, tôi tin rằng đàm phán song phương sẽ sớm kết thúc.

- Trong quá trình đàm phán, đâu là điểm VN và Nhật Bản chưa gặp được nhau?

- Điều này rất khác nhau trong từng ngành và lĩnh vực mà hai bên bàn thảo. Đối với một số hàng hoá, mức thuế mà VN đưa ra vẫn còn chưa phù hợp, dù khoảng cách trong lĩnh vực này đã được thu hẹp. Hai bên vẫn tiếp tục phải bàn thảo thêm.

Phía Nhật Bản cho rằng, tự do hoá trong lĩnh vực thương mại của VN chưa thực sự cao. Nền kinh tế của VN dù đã trải qua 15 năm đổi mới, các thành phần kinh tế vẫn chưa được đối xử công bằng. Chẳng hạn như các doanh nghiệp nhà nước vẫn được ưu tiên hơn khối doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài. Họ cũng được Chính phủ hỗ trợ nhiều hơn bằng các hình thức trực tiếp và gián tiếp. Trong khi đó, các công ty nước ngoài, cả của Nhật Bản và nước khác, phần lớn là công ty tư nhân, họ không có sự hỗ trợ nào cả. Vì thế, chúng tôi mong muốn VN có một hệ thống tự do thương mại để tất cả các thành phần kinh tế đều được cạnh tranh bình đẳng với nhau. Đó cũng là yêu cầu mà WTO đưa ra, VN không thể trở thành thành viên của tổ chức này nếu vấn đề trên không được cải thiện.

Khi trở thành thành viên của WTO, VN cũng sẽ phải cạnh tranh một cách bình đẳng với tất cả nước khác. Quá trình đổi mới của VN đã gặt hái được rất nhiều thành công và đang đi đúng hướng, song tôi cho rằng VN vẫn cần nỗ lực nhiều hơn nữa để tạo ra một môi trường kinh tế ngày một bình đẳng hơn.

- Một số ý kiến cho rằng, yêu cầu mở cửa thị trường mà Nhật Bản đưa ra là quá cao và điều này có thể ảnh hưởng tới chính những thương nhân Nhật đang làm ăn ở VN. Ý kiến ông?

- Tôi không nghĩ rằng yêu cầu từ phía Nhật Bản là quá cao. Đó cũng chỉ là những điều mà VN phải đạt được để trở thành thành viên của WTO. Chúng ta cần hiểu rằng, WTO là một tổ chức thương mại, tất cả các cuộc đàm phán gia nhập đều dựa trên những nguyên tắc lợi ích thương mại của các quốc gia. Nếu không thoả thuận được với đối tác về những yêu cầu đó thì rất có thể thời gian đàm phán sẽ phải kéo dài hơn. Tất nhiên chúng tôi cũng biết, yêu cầu VN mở cửa tất cả các lĩnh vực không thể là chuyện một sớm một chiều, bởi điều đó sẽ gây ra rất nhiều vấn đề như thất nghiệp hay bất ổn xã hội...

- Theo ông, đâu là đối tác đàm phán khó khăn nhất của VN?

- Tất cả các đối tác khi đàm phán đều nảy sinh những khó khăn nhất định. Tuy nhiên theo tôi, đối với Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc việc đàm phán có thể sẽ khó khăn hơn, bởi họ đều là những quốc gia có nền thương mại lớn trên thế giới.

- Trước đây có ý kiến cho rằng, VN và Nhật Bản sẽ kết thúc đàm phán vào cuối tháng 3. Tuy nhiên đến nay điều này vẫn chưa đạt được?

- Tất cả những người trong cuộc như chúng tôi đều hiểu rằng, VN và Nhật Bản không thể kết thúc đàm phán trước tháng 4. Và hiện hai bên vẫn trong quá trình thương thảo. Hồi tháng 3 chúng tôi đã có cuộc đàm phán song phương tại TP HCM, và sắp tới đây sẽ có hai cuộc đàm phán trong tháng 5 và có thể một hoặc hai cuộc nữa vào tháng 6. Nhiều khả năng hai bên sẽ kết thúc đàm phán vào thời điểm đó, song hiện chưa ai dám chắc về điều này.

Nhật Bản hiểu rằng mục tiêu của VN là trở thành thành viên của WTO vào cuối năm nay, và sẽ ủng hộ mạnh mẽ để VN thực hiện được tham vọng này. Tháng trước, Thủ tướng Phan Văn Khải đã có chuyến thăm tới Tokyo và có cuộc gặp với Thủ tướng Junichiro Koizumi. Ông Koizumi cũng khẳng định quan điểm ủng hộ mạnh mẽ VN gia nhập WTO trong thời gian sớm nhất.

- Những yêu cầu mà các đối tác đưa ra ngày một khó khăn và mục tiêu gia nhập cuối năm nay ngày càng trở nên mong manh hơn. Ông nghĩ sao?

- VN có thể trở thành thành viên của WTO vào cuối năm nay hay không phụ thuộc vào nỗ lực của chính VN. Song, theo tôi VN không nên quá sốt ruột, ngay như nước Nga, đến nay họ đã phải trải qua tới 23 phiên đàm phán đa phương nhưng họ cũng không dám khẳng định là có thể gia nhập WTO vào cuối năm nay. VN mới tiến hành 9 phiên đa phương, đang chuẩn bị cho phiên đa phương thứ 10. Đàm phán không bao giờ là dễ dàng, không phải chỉ với riêng VN mà cả các quốc gia.

(Theo VNExpress)
 
Bình luận (1)

ngocsakura

New Member
Ðề: Sách giáo khoa lịch sử Nhật Bản khiến TQ, HQ nổi giận

Ngày 5/4, Nhật Bản cho phép các trường học nước này chính thức sử dụng một trong tám cuốn sách giáo khoa lịch sử gây tranh cãi, một động thái khiến Trung Quốc và Hàn Quốc nổi giận.

Dự kiến, cuốn sách này sẽ chính thức được đưa vào giảng dạy trong các trường trung học Nhật Bản vào tháng 4 năm 2006. Cuốn sách giáo khoa lịch sử được xuất bản lần này là chính phiên bản của cuốn sách từng châm ngòi cho những tranh cãi ngoại giao gay gắt năm 2001.

Quyết định trên của Chính phủ Nhật Bản được đưa ra chỉ ít ngày sau khi xảy ra tình trạng căng thẳng giữa nước này và Hàn Quốc xung quanh vấn đề tranh chấp các đảo cũng như làn sóng biểu tình phản đối Nhật Bản dâng cao ở Trung Quốc.

Hàn Quốc cho rằng nội dung của cuốn sách giáo khoa lịch sử mới này là nhằm đề cao chiến thắng của quân đội Nhật Bản trong quá khứ - căn nguyên gây căng thẳng trong khu vực cho tới thời điểm này. Một tuyên bố của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Nhật Bản cho hay: "Hàn Quốc lấy làm tiếc về việc một số cuốn sách giáo khoa lịch sử của Nhật Bản vẫn còn chứa đựng những nội dung phản ánh sai lệch thực tế trong quá khứ".

Trong khi đó, Bắc Kinh cũng đã cho triệu kiến Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc để phản đối, đồng thời cho rằng các cuốn sách giáo khoa lịch sử mới này chắc chắn sẽ bị "người dân các nước châu Á là nạn nhân của quân đội Nhật Bản trong chiến tranh phản đối kịch liệt".

Ngay tại Nhật Bản, Đại sứ Trung Quốc tại nước này đã lên tiếng chỉ trích việc đưa vào giảng dạy các cuốn sách giáo khoa lịch sử trên. Các nguồn tin Nhật Bản giấu tên dẫn lời Đại sứ Wang Yi trong cuộc gặp Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shotaro Yachi cho biết: "Cuốn sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Fushosha đã xuyên tạc lịch sử và làm tổn thương nhiều người dân châu Á, trong đó có người dân Trung Quốc".

(Theo vnn.vn)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top