ODA vẫn đổ vào Việt Nam

ODA vẫn đổ vào Việt Nam

Sáng nay, Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam đã khai mạc tại Hà Nội. Dự kiến, số vốn hỗ trợ phát triển (ODA) cam kết dành cho Việt Nam sẽ đạt gần 3 tỷ USD, tương đương với năm ngoái.



Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Khoan nhấn mạnh, nguồn vốn ODA sẽ tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nhanh và bền vững giai đoạn 5 năm sắp tới (2006-2010). VN cũng cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ giải ngân ODA.



Theo một báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VN hy vọng sẽ thực hiện được 11-12 tỷ USD (bằng 80% tổng ODA cam kết) trong giai đoạn 2006-2010. Để cụ thể hoá các định hướng sử dụng nguồn vốn ODA nói trên, Chính phủ đã xây dựng một danh mục dự án ưu tiên vận động vốn, trong đó tâp trung nhiều nhất vào các dự án giao thông vận tải đường bộ.



Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Klaus Rohland cho rằng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt nhiều thành công, các nhà tài trợ sẵn sàng dành cho VN những khoản tiền lớn. Tuy mức độ giải ngân của Việt Nam trong năm qua tương đương với trong khu vực, song các nhà tài trợ vẫn muốn mức độ giải ngân cao hơn. Theo ông Klaus Rohland, VN cần phải đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện các dự án ODA ở Việt Nam. Thời gian trung bình để thực hiện một dự án ODA trên thế giới là 5 năm thì ở Việt Nam cần 6 năm rưỡi. Thời gian để chuẩn bị cho một dự án trung bình trên thế giới là 2 năm thì ở Việt Nam cần 3 năm. Nguyên nhân là do các thủ tục của phía Việt Nam rất phức tạp.



Trong 2 ngày 1-2/12, Chính phủ và 50 nhà tài trợ song phương, đa phương sẽ thảo luận 3 chủ đề chính: Tăng cường tính cạnh tranh của Việt Nam tiến tới hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu; Tình hình thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2005, tiền đề cho bước phát triển giai đoạn 2006-2010; Những tiến bộ trong việc nâng cao hiệu quả vốn vay ODA.



Trước thềm Hội nghị, tại Diễn đàn doanh nghiệp VN, môi trường đầu tư trong nước được các doanh nghiệp đánh giá đang cải thiện đáng kể. Đây là một cơ sở tốt để VN thuyết phục các nhà tài trợ tăng vốn cho chương trình giảm nghèo và phát triển trong năm tới cao hơn so với cam kết 2,8 tỷ USD năm 2004.



Theo Vnexpress
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top