Nhảy việc tại Nhật Bản: Lương có tăng không? Rủi ro là gì?

Nhảy việc tại Nhật Bản: Lương có tăng không? Rủi ro là gì?

Lao động người Việt Nam tại Nhật Bản vẫn thường kháo nhau về chuyện "nhảy" việc thì lương sẽ cao và điều kiện lao động sẽ tốt hơn. Bài viết này tôi xin đề cập đến vấn đề này bằng việc xoay quanh hai ý: Có thực sự "nhảy" việc tai Nhật lương sẽ cao hơn và điều kiện lao động sẽ tốt hơn không? Lý do tại sao "nhảy" việc lương lại cao hơn và liệu có rủi ro không?
nhayviec-1-large.jpg


1/ Có thực sử "nhảy " việc lương sẽ cao và điều kiện sẽ tốt hơn không?

Thực tế cho thấy đa số các trường hợp "nhảy" việc lương sẽ cao hơn lương công ty ký hợp đồng ban đầu. Lý do rất đơn giản là các trường hợp nhảy việc thường tìm một việc có lương cao hơn rồi sau đó mới "nhảy". Và có lẽ không ai dại gì nhảy từ chỗ lương cao xuống chỗ lương thấp cả.

Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp "nhảy" nhầm chỗ. Hay vừa nhảy ra khỏi công ty cũ và chưa kịp nhảy vào công ty mới thì công ty mới đã đổi ý và rút cuộc là phải bơ vơ tìm việc rồi nhi khi phải chấp nhận việc tệ hơn cả công ty ban đầu.


2/Lý do vì sao "nhảy" việc thì lương lại cao hơn?

Để hiểu được lý do vì sao "nhảy" việc lương lại cao hơn thì cần phải biết về những công ty Nhật đã bỏ công tuyển người từ Việt Nam sang. Hay nói cách khác là công ty ban đầu mà bạn qua làm việc.


Thức nhất, các công ty này thường không tự tuyển người được mà phải qua dịch vụ môi giới. Tất nhiên khi qua dịch vụ môi giới thì công ty phải ít nhiều bỏ ra một khoản chi phí. Có nghĩa là để tuyển được người thì công ty đã phải trích kinh phí ra.


Thứ hai , thường những công ty sẵn sàng bỏ phí ra để tuyển người từ Việt Nam qua là những công ty làm ăn nghiêm túc và họ có tầm nhìn lâu dài. Do vậy họ có khuynh hướng muốn nhân viên (bao gồm cả người Việt Nam mà họ tuyển qua) gắn bó lâu dài với công ty. Vì lẽ này mà họ sẽ chọn bước đi chắc mà chậm bằng cách trả lương khởi điểm thấp và tăng dần sau khi họ cảm thấy chắc chắn về sự gắn bó với công ty cũng như tay nghề của lao động sau một thời gian dài thử thách.


Thứ ba, thường thì những công ty này cũng là những công ty chỉn chu vế thuế má, bảo hiểm và các khoản phúc lợi xã hội. Vì lẽ đó mà ngoài khoản trả lương cho lao động ra công ty cũng phải chịu một khoản tương đương với khoản mà lao động chịu.

Từ ba lý do trên đây mà công ty sẽ không thể chi ra để trả lương cao cho nhân viên mới. Đó cũng là lý do vì sao mà lao đông thường cảm thấy các công ty tuyển họ qua trả lương thấp và ấm ức, bất mãn.


Kế đến cần phải tìm hiểu về các công ty sẵn sàng nhận người nhảy việc tại Nhật.

So sánh với các công ty tuyển người từ Việt Nam sang thì những công ty này ít khi phải bỏ thời gian ra chờ (vì lao động đã ở Nhật) và phải bỏ phí môi giới ít hơn so với tuyển từ Việt Nam qua. Hay nói ngắn gọn thì phần họ phải mất khi nhận người tại Nhật thấp hơn so với các công ty tuyển từ Việt Nam sang.


Một điểm nữa là thường thì các công ty nhắm mắt nhận người qua từ công ty khác hay thậm chí rút người của các công ty khác là những công ty không mấy chỉn chu về thuế má, phúc lợi cho lao động. Vì lẽ đó họ có thể tiết kiệm được phần này để chi vào lương cho lao động.


Ngoài ra, công việc ở các công ty này thường mang tính thời vụ. Do, đó khi cần họ sẵn sàng chi trả lương cao hơn mặt bằng để thu hút lao động. Tất nhiên khi không còn cần nữa thì họ cũng sẽ thẳng tay sa thải.


Chưa kể đến các công ty cho thuê lao động chuyên đi săn những người còn visa muốn chuyển việc rồi cho các công ty khác thuê lại để ăn chênh lệch. Tuy lương khá nhưng đa số là trái ngành (không gia hạn được visa) và khi gần hết hạn visa họ sẽ sa thải. Thậm chí gặp công ty "lỳ" họ sẽ dụ lao động "đi bộ đội"(cư trú bất hợp pháp).


Đây là lý do vì sao mà thường khi "nhảy" việc lao động lại có lương cao hơn mức lương ở công ty đã bảo lãnh mình qua.


Có lẽ đọc đến đây ai cũng nhận ra những rủi ro khi "nhảy" việc. Đó là:

-Rủi ro mất việc giữa chừng.

-Rủi ro không gia hạn được visa


Thực tế cho thấy nhiều trường hợp vì cái lợi trước mắt (lương cao hơn khoảng vài trăm yên/ giờ) mà "nhảy" việc. Sau đó khi gần hết hạn visa bị sa thải lại phải bỏ chi phí cho các công ty dịch vụ tìm việc khác để gia hạn visa. Kết quả là chi phí phải bỏ ra còn nhiều hơn cả phần lương chênh lệch đã được thu về sau khi chuyển việc. Thêm nữa nhiều khi do nhảy việc nhiều quá bị từ chối gia hạn visa và rút cuộc là phải về nước.


Bài viết này không có mục đích khuyên bạn nên hay không "nhảy " việc. Mục đích chính là đưa lại chút ít thông tin cho những người chưa rõ. Nếu ai có thắc mắc hay ý kiến gì xin mời gửi lên để mọi người cùng tham khảo.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top