Nhật - Túi tiền lớn của dân lao động nhập cư

Nhật - Túi tiền lớn của dân lao động nhập cư

Những khoản tiền gửi về quê nhà của cộng đồng lao động nước ngoài làm việc ở Nhật, theo đường hợp pháp lẫn bất hợp pháp, đã biến Nhật trở thành một nguồn cung cấp ngoại tệ quan trọng hàng đầu đối với một số nước đang phát triển.





Thu nhập của lao động nước ngoài tại Nhật cao hơn so với tại các nước thu nạp công nhân nước ngoài khác. Do đó, nguồn tiền của họ gửi về quê nhà trở nên quan trọng đối với chính quyền sở tại. Ước tính số tiền này lên đến hơn 900 tỉ yen (8,16 tỉ đô-la Mỹ) mỗi năm.







Lao động Trung Quốc đứng đầu



Đứng đầu danh sách gửi tiền về quê nhà thuộc về các lao động người Trung Quốc, Brazil, Philippines, Thái Lan và Hàn Quốc, theo nghiên cứu của ông Takashi Kadokura, nhà kinh tế hàng đầu của Viện Nghiên cứu Dai-ichi-Life và là người đang tìm hiểu về nền kinh tế ngầm của Nhật.



Trong một báo cáo mới được công bố, ông Kadokura cho rằng số lao động Philippines ở Nhật đã gửi về nước 413 triệu đô-la Mỹ trong năm ngoái, chỉ đứng sau lượng tiền gửi về nhà của lao động Philippines tại Mỹ và Ảrập Saudi. Nguồn ngoại tệ này đứng đầu danh sách các nguồn thu nhập từ nước ngoài, đang hỗ trợ đắc lực cho nền kinh tế Philippines.



Trong khi đó, số lao động Trung Quốc, cộng đồng nhập cư lớn nhất ở Nhật, gửi về nước khoảng 5,5 tỉ đô-la Mỹ mỗi năm. Phần lớn lượng tiền này được gửi theo đường bất hợp pháp nhằm trốn thuế. Hơn nữa, cũng do nhiều người trong số họ không được cấp thị thực nhập cảnh vào Nhật.



Các kiều dân Mỹ Latinh và khu vực Caribê ở Nhật cũng là một nguồn đóng góp ngoại tệ chính cho đất nước họ. Họ được chấp nhận chính thức ở Nhật nếu là hậu duệ của những người Nhật di cư sang châu Mỹ Latinh trong những năm 1930. Năm ngoái, Brazil đã nhận được 2,5 tỉ đô-la Mỹ từ lực lượng lao động Brazil làm việc ở Nhật.



Năm 2003, Chính phủ Nhật ước lượng số lao động nhập cư trái phép vào Nhật khoảng 250.000 người, đa số là người Bangladesh, Pakistan, Myanmar và Sri Lanka. Những người này phải dựa vào các hệ thống chuyển tiền ngầm vì không thể mở tài khoản ở ngân hàng.



Công cụ phát triển



Trong khi đó, lao động nước ngoài hợp pháp, đặc biệt là người Peru, thường thích sử dụng dịch vụ của Convenio Kyodai Japon, một trong số ít ngân hàng Nhật đã mở dịch vụ chuyển tiền sang châu Mỹ Latinh. Convenio Kyodai Japon đã thu hút khoảng 40.000 khách hàng Peru thường xuyên gửi về nước 30-40% thu nhập, nhờ phí chuyển tiền thấp bằng một nửa các ngân hàng khác và sử dụng ngôn ngữ của lao động nhập cư.



Hiện nay, Peru có tổng cộng 52.000 lao động đăng ký hành nghề tại Nhật, xếp thứ năm trong các cộng đồng lao động nhập cư tại đây.



Một số viên chức viện trợ phát triển Nhật cho rằng các khoản thu nhập do lao động nước ngoài chuyển về nước đã trở thành một công cụ phát triển quan trọng. Nhật đang là nước cung cấp viện trợ lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Trong năm tài chính vừa qua, Nhật đã chi 7,82 tỉ đô-la Mỹ cho viện trợ phát triển chính thức (ODA).



Nhưng nhiều người ước đoán rằng lượng tiền của lao động nước ngoài ở Nhật gửi về quê nhà còn lớn hơn con số đó, lại được chuyển trực tiếp vào túi của dân nghèo.



Liên đoàn Kinh doanh Nhật (Nippon Keidanren), một trong những nhóm vận động hành lang về kinh doanh có thế lực nhất ở Nhật, đang thúc giục chính phủ ký kết các hiệp định thương mại song phương với các nước láng giềng châu Á như Hàn Quốc và Philippines, Malaysia, Thái Lan, nhằm mở cửa cho lao động lành nghề của những nước này vào Nhật.



Kadokura cho rằng, chính quyền Nhật cần tạo điều kiện cho lao động nước ngoài được chính thức làm việc và sử dụng khoản tiền gửi về nước của họ như là phương thức quan trọng để thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế và hữu nghị song phương.

Theo TBKTSG
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top