Nhật bước vào chiến dịch vận động tranh cử

Nhật bước vào chiến dịch vận động tranh cử

Các ứng viên chạy đua vào quốc hội Nhật hôm nay bắt đầu chiến dịch vận động, trong khi Thủ tướng Junichiro Koizumi nhắc lại cam kết thực thi chương trình cải cách và thay đổi bộ mặt chính trị nước này.

Bầu cử sớm ở Nhật sẽ diễn ra vào 11/9, sau khi Koiumi giải tán quốc hội vì không tìm được sự ủng hộ cho kế hoạch tư nhân hoá hệ thống bưu điện và tiết kiệm.

koizumi.jpg

Thủ tướng Koizumi mở màn chiến dịch vận động của mình ở ngoại ô Tokyo.

Khoảng 1.130 ứng viên đăng ký tranh cử để giành 480 ghế quốc hội. Cuộc bỏ phiếu sắp tới được giới quan sát đánh giá như trưng cầu dân ý với kế hoạch cải cách của thủ tướng đương nhiệm.

"Nếu chúng ta không chấp nhận thay đổi ngành bưu điện, làm sao chúng ta có thể chấp nhận những cải cách hành chính khác trong tương lai?", Koizumi phát biểu với đám đông khi đứng trên nóc một xe ôtô ở ngoại ô Tokyo. "Chính trị không phải để mang lợi đến cho một số người, mà nhằm mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người".

Hệ thống bưu điện Nhật đồng thời là tổ chức tiết kiệm và dịch vụ lớn nhất thế giới.

okada.jpg

Ứng viên đảng Dân chủ Katsuya Okada.
Đối thủ chính của ông Koizumi là Katsuya Okada thuộc đảng Dân chủ, cho rằng việc thủ tướng bị ám ảnh với việc cải cách bưu điện chứng tỏ thất bại của ông trong nỗ lực cải cách.

Thủ tướng Koizumi giải tán hạ viện và kêu gọi bầu cử sớm hôm 8/8, sau khi thượng viện bác bỏ dự luật chia nhỏ và bán hệ thống bưu chính, tiết kiệm và bảo hiểm để lập ra ngân hàng tư nhân lớn nhất thế giới.

Kể từ đó, Koizumi công kích các thành viên LDP phản đối cải cách, tuyển mộ những ứng viên nổi danh - trong đó có cả các ngôi sao giải trí và doanh nhân - để chạy đua với các đảng viên bất đồng ý kiến.

Cuộc vận động lần này được xem như sự tranh đua giữa những người cùng đảng, giữa những người chủ trương cải cách như thủ tướng với những thành phần bảo thủ trong LDP.

Tuy nhiên đảng Dân chủ cũng có lợi thế trong những cuộc bầu cử gần đây và dự kiến sẽ thu được sự ủng hộ của công chúng trong các vấn đề như hệ thống hưu bổng và kinh tế. Vì vậy, cuộc bầu cử tháng tới được coi là một bước ngoặt trong nền chính trị Nhật Bản, vốn do LDP lãnh đạo gần như liên tục kể từ năm 1955 đến nay.

(theo AP)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top