Nhật Bản viện trợ “Xanh” cho Việt Nam (phần 2)

Nhật Bản viện trợ “Xanh” cho Việt Nam (phần 2)

Theo ông Hidehiko Yamachika- Vụ trưởng Vụ Hợp tác kỹ thuật (METI), xu hướng Nhật Bản sẽ cố gắng hỗ trợ Việt Nam chính là xây dựng, hình thành một hệ thống cơ chế các nhà quản lý, phòng chống ô nhiễm tại các doanh nghiệp. Theo đó, trong mỗi doanh nghiệp sẽ có cán bộ chuyên trách quản lý ô nhiễm môi trường để tự doanh nghiệp quản lý, kiểm soát mức độ phát thải gây ô nhiễm. Hệ thống này ở Nhật Bản đã có và cấp giấy phép hành nghề. Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam hình thành hệ thống này nhưng không phải bê nguyên mô hình nghiên cứu xây dựng một mô hình các nhà quản lý ô nhiễm công nghiệp mang đặc thù sản xuất và phù hợp với điều kiện tình hình của Việt Nam.

Cùng với hỗ trợ về môi trường, trong chương trình đối thoại chính sách hỗ trợ, Chương trình GAP sẽ đẩy mạnh hỗ trợ Việt Nam sử dụng tiết kiệm và bảo tồn năng lượng. Theo thống kê năm 2005, mỗi năm chỉ số tiêu thụ năng lượng Việt Nam là 250 kg OE/người và mức tiêu thụ điện là 540 kwh/người. Than, dầu, khí, thuỷ điện... vẫn được coi là những ngành năng lượng chính nhưng theo dự báo thì nhu cầu năng lượng của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh nhất là trong các ngành công nghiệp, vận tải và sinh hoạt. Dự báo đến năm 2010, nhu cầu trong các ngành này tăng từ hơn 2 lần đến gần 20 lần so với năm 2000 và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.

Chính vì vậy, việc đưa ra chiến lược, chính sách mà đặc biệt là các biện pháp sử dụng, tiêu thụ tiết kiệm và có hiệu quả, bảo tồn nguồn năng lượng trong sinh hoạt và sản xuất được coi là vấn đề ưu tiên quan tâm hàng đầu ở mỗi quốc gia. Vấn đề này cũng đã được GAP đưa ra thảo luận và hợp tác hỗ trợ trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, ông Hidehiko Yamachika cho biết, trong năm 2007 và những năm tiếp theo, các dự án bảo tồn năng lượng ở Việt Nam sẽ được GAP quan tâm hỗ trợ mà đặc biệt là hướng tới hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo ông Hidehiko Yamachika, vấn đề nhận thức của các doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sử dụng tiết kiệm, bảo tồn năng lượng cần phải được cải thiện và nâng cao hơn nữa trong tương lai. Hiện nay, tất cả các hoạt động hỗ trợ tiết kiệm năng lượng của Nhật Bản ở Việt Nam mới chỉ tập trung triển khai ở những cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có quy mô lớn, trong các khu công nghiệp. Nhưng nếu chỉ tập trung triển khai ở các doanh nghiệp có quy mô lớn thì khó có thể đạt mục tiêu tiết kiệm năng lượng tổng thể ở tầm quốc gia. Chính vì vậy trong thời gian tới, Chương trình GAP sẽ tập trung hướng tới đẩy mạnh hoạt động tiết kiệm năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như đến tận các hộ gia đình.

( Theo vneconomy)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top