Nhật Bản viện trợ “Xanh” cho Việt Nam (phần 1)

Nhật Bản viện trợ “Xanh” cho Việt Nam (phần 1)

Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng.

Đó là khẳng định của phía Nhật Bản trong cuộc họp đối thoại chính sách về Chương trình Viện trợ Xanh (GAP) lần thứ 9 giữa Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) với Bộ Tài nguyên - Môi trường Việt Nam vừa diễn ra tại Hà Nội.

Được bắt đầu từ năm 1999, Chương trình Viện trợ Xanh GAP của Chính phủ Nhật Bản đã có nhiều dự án hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất lớn của Việt Nam trong các lĩnh vực xử lý nước thải, chất thải công nghiệp và tiết kiệm năng lượng. Các dự án hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ của Chương trình GAP đã mang lại hiệu quả kinh tế, môi trường rõ rệt trong các doanh nghiệp Việt Nam.

Các dự án gắn mục tiêu quốc gia

Các dự án quản lý, xử lý chất thải, nước thải công nghiệp đã được triển khai thực hiện có hiệu quả trong các doanh nghiệp và khu công nghiệp Việt Nam. Riêng trong lĩnh vực xử lý nước thải, GAP đã trang bị 3 phòng thí nghiệm hiện đại để phân tích nước và không khí, đồng thời trang bị các phương tiện thiết bị đa mục tiêu để nghiên cứu 20 loại nước thải của các ngành nghề sản xuất ở Việt Nam. Cũng trong năm 2006, chương trình đã thực hiện mục tiêu 100 trạm nghiên cứu về nước thải và tổ chức đào tạo 23 khoá học cho 500 học viên Việt Nam là các cán bộ kỹ thuật sở Tài nguyên - Môi trường, các xí nghiệp, doanh nghiệp lớn, các khu công nghiệp, khu chế xuất...

Đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, 3 vấn đề lớn về phát triển điện nguyên tử, công nghệ sản xuất than sạch và bảo tồn năng lượng của Việt Nam đã được GAP quan tâm hỗ trợ triển khai trong năm 2006 và những năm qua. Các công nghệ tuyển than và nghiên cứu than đồng bằng sông Hồng đã được tiếp thu chuyển giao từ phía Nhật Bản. Trong Chương trình sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng giai đoạn 2006-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đưa ra mục tiêu phấn đấu tiết kiệm từ 5-8% tổng lượng tiêu thụ trên cả nước. Đến nay, đã có 11 chương trình, dự án lớn trong lĩnh vực này được triển khai đồng bộ trong đó chủ yếu tập trung hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ sở pháp lý.

Theo Bộ Tài nguyên Môi trường, từ chương trình hỗ trợ bảo tồn năng lượng, dự án hoàn thiện khung pháp lý về bảo tồn năng lượng sẽ được trình Quốc hội ban hành Luật Tiết kiệm năng lượng vào đầu năm 2009... Phong trào tiết kiệm năng lượng đã và đang được triển khai mạnh mẽ trong đời sống xã hội và sản xuất kinh doanh. Một số dự án mô hình thử nghiệm năng lượng trong các gia đình đã được triển khai ở vùng ngoại vi nông thôn.

Giám sát môi trường, tiết kiệm năng lượng

Hiện nay, Nhật Bản đang triển khai thực hiện chuyển giao các công nghệ lấy mẫu, phân tích nước thải công nghiệp cho Việt Nam. Cùng với việc chuyển giao, hướng dẫn sử dụng các công nghệ lấy mẫu và phân tích, Việt Nam sẽ xác định được mức độ và nồng độ chất thải trong nước của từng loại nhóm ngành nghề sản xuất cụ thể. Đây chính là cơ sở xây dựng hệ thống dữ liệu liên quan đến nước thải làm công cụ giúp nhà quản lý môi trường trong công tác quan trắc, dự báo.

Nhật Bản đã có kinh nghiệm trong thu gom và xử lý các dự liệu liên quan đến nước thải. Do đó, Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nước thải cho một nhóm ngành nghề để có thể ước lượng mức độ ô nhiễm của các nhóm ngành nghề sản xuất khác.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top