Nhật Bản - Tranh luận về hiệu quả chương trình giảm tải

Nhật Bản - Tranh luận về hiệu quả chương trình giảm tải

Sau nhiều năm biến trường học thành môi trường học tập thoải mái hơn, các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản đang tự hỏi liệu có nên tăng nặng chương trình học trước mối lo ngại về thành tích học tập sút giảm của học sinh

[wrap]http://www.nld.com.vn/img/3381/15-chotthay.jpg[/wrap]Cuộc thảo luận gay cấn về định hướng hệ thống giáo dục đã được bắt đầu sau khi nhiều nghiên cứu cho kết quả trái ngược nhau mà không kết luận được thành tích học tập của học sinh hiện nay tốt hơn hay kém hơn trước đây. Một cuộc khảo sát của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) hồi tháng 12-2004 cho thấy khả năng đọc của học sinh phổ thông Nhật Bản vào năm 2003 sa sút hơn 3 năm trước đó. Một nghiên cứu mang tầm quốc tế khác cho thấy kiến thức khoa học của học sinh lớp 8 Nhật Bản rớt từ thứ 4 xuống thứ 6 trong bảng xếp hạng thế giới.

Kết quả nói trên được giới truyền thông trong nước loan báo như bằng chứng rằng những cải cách giảm tải chương trình học những năm qua đã đánh lừa học sinh và đẩy tương lai thịnh vượng của Nhật Bản vào cơn nguy khốn. Nhiều chính khách và nhiều tập đoàn kinh doanh có ảnh hưởng lớn cho rằng Nhật Bản có nguy cơ thua sút trong cạnh tranh trên trường quốc tế bắt nguồn từ cuộc thử nghiệm một hệ thống giáo dục thoáng và nhẹ nhàng hơn như thời gian qua. Trong khi đó 78% dân Nhật Bản cũng cho rằng chương trình giáo dục hiện đang xuống cấp trong một cuộc thăm dò hồi tháng 3. Tuy nhiên, giáo sư Yuki Honda tại Đại học Tokyo nêu quan điểm của những người bênh vực chương trình giảm tải với lập luận rằng chương trình này tránh sự phân cực giữa học sinh giỏi và học sinh kém.

Giáo dục Nhật Bản hiện khuyến khích tính linh hoạt hơn trong nhà trường căn cứ vào những nguyên tắc chỉ đạo hồi thập niên 1970. Từ đó, thời gian và khối lượng chương trình đã được rút bớt với mong muốn trường học là nơi thú vị hơn đối với học sinh. Chính sách này cũng nhằm đối phó với tình trạng trốn học, phá phách và tội phạm thiếu niên - những hành vi bị xem là hậu quả của tình trạng giáo dục quá nghiêm khắc. Từ năm 1980, chương trình được thiết kế xa rời tình trạng học vẹt, hướng đến việc phát triển tính sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, 2 cải cách chính vào năm 2002 bị chỉ trích là thời gian học 5 ngày/tuần và dạng chương trình được thiết kế nhẹ nhàng hơn với hy vọng giúp học sinh áp dụng kiến thức nền rộng hơn khi tiếp cận vấn đề. Kết quả thử nghiệm sau 2 năm cho thấy, học sinh lớp 5 và lớp 6 đạt điểm cao hơn học sinh cùng cấp hồi năm 2002 trong số 43% các câu hỏi trắc nghiệm. Điểm trắc nghiệm bình quân của học sinh phổ thông cơ sở cũng cao hơn trong 23 môn trắc nghiệm, ngoại trừ môn toán và môn xã hội. Do đó, giáo sư Hisashi Fusegi thuộc Đại học Shinsu nhận định rằng lập luận cáo buộc chương trình giảm tải làm sa sút năng lực học sinh là không có cơ sở.

Tuy nhiên những người chống đối chương trình giảm tải, trong đó có nhiều công ty lớn và nhiều nhà giáo dục uy tín muốn tăng nặng chương trình giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu cần nhân tài của thị trường. Mặt khác, nhiều cuộc thăm dò cho thấy phân nửa phụ huynh Nhật Bản nghĩ rằng cần cho con em đi học thêm ngoài giờ học ở trường, bao lâu mà chương trình giảm tải còn tồn tại.

Trúc Lâm (Theo CSM)
Theo ndl.com.vn
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top