Nghị định thư Kyoto: đi đến một thị trường khí thải

Nghị định thư Kyoto: đi đến một thị trường khí thải

Sau 7 năm thất bại về mặt chính trị, cuối cùng thì Nghị định thư Kyoto cũng đã phát huy hiệu lực kể từ ngày 16/2.

Nỗ lực toàn cầu
images474455_kyoto2140205.jpg

Diện tích băng trên Bắc cực đang thu hẹp dần.
Hai thế kỷ sau bình minh của thời đại công nghiệp, ngày hôm nay thế giới sẽ đi bước đầu tiên nhằm hạn chế bớt mức phát thải khí nhà kính, một trong những nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu. Bước đi này mang tên "Nghị định thư Kyoto".

Đàm phán năm 1997 tại Kyoto, Nhật Bản, hiệp ước toàn cầu này vẫn là một bước đi ngắn nhằm giảm bớt chỉ 1/10 trong mức tăng lượng phát thải 30% khí nhà kính trên toàn thế giới từ năm 1990 đến năm 2010. Những người ủng hộ thì trông đợi một bước tiến xa hơn khi hiệp ước này hết hạn vào năm 2012. Theo đề xuất của Uỷ ban châu Âu (EC), sau năm 2012, nghị định thư sẽ mở rộng đối với lĩnh vực hàng không và vận tải.

Trong khi đó, bằng chứng về biến đổi khí hậu vẫn ngày một nhiều thêm. Tại một hội nghị do Chính phủ Anh tổ chức hồi đầu tháng 2, các chuyên gia quốc tế đã nêu ra những hiện tượng như sông băng tan chảy, băng ở Bắc cực hẹp lại, và mẫu mưa thay đổi, cùng nhiều ảnh hưởng khác của ấm hóa toàn cầu. So với vài năm trước, "tác động của biến đổi khí hậu đã trở nên rõ ràng hơn", hội nghị kết luận.

Trong thế kỷ XX, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 0,6oC. Giới khoa học hầu hết đều cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do khí nhà kính bị lưu giữ trong khí quyển. Có khả năng đến cuối thế kỷ này, khí hậu sẽ biến đổi khó lường, nếu chúng ta không bắt tay vào "làm một cái gì đó".

Triển vọng tương lai
images474457_kyoto140205.jpg

Công nghiệp càng phát triển, khí hậu càng chịu nhiều thiệt hại.
Được 140 nước phê chuẩn, nhưng luật định của Nghị định thư Kyoto thì chỉ áp dụng đối với 35 nước công nghiệp phát triển. Các nước này cam kết giảm bớt hoặc hạn chế phát thải sáu loại khí, chủ yếu là carbon dioxit thải ra do đốt than và sản xuất dầu. Chẳng hạn, đến năm 2010, Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm bớt lượng phát thải xuống 8% dưới mức của năm 1990, còn Nhật Bản là 6%.

Tuy nhiên, tiến độ đạt được sẽ rất hạn chế nếu không có sự tham gia của Mỹ. Đất nước phát thải nhiều nhất thế giới này đã quay lưng lại với Nghị định thư Kyoto và từ chối thảo luận về việc cắt giảm khí nhà kính.

Dự định sẽ giảm ở mức 7%, Mỹ đã ký nghị định thư vào năm 1997, nhưng rồi lại quyết định rút lui vì cho rằng điều này sẽ gây thiệt hại đối với nền kinh tế Mỹ. Tháng 3/2001, Tổng thống Mỹ Bush viện cớ "chưa đủ bằng chứng khoa học" để rút lui khỏi bản hiệp ước, mặc dù sau đó Viện Khoa học quốc gia Mỹ khẳng định sự đồng thuận trong giới nghiên cứu về nguyên nhân gây ấm hóa toàn cầu.

Do nghị định thư đòi hỏi phải được phê chuẩn bởi các nước chiếm 55% phát thải toàn cầu, việc Mỹ rút lui đã đẩy Nga vào thế phải "gánh vác" cho bản hiệp ước. Moscow đã lưỡng lự suốt nhiều năm trời, trước khi phê chuẩn vào tháng 11 năm ngoái, tạo điều kiện để nghị định thư có hiệu lực vào ngày 16/2 này. Kyoto sẽ yêu cầu Chính phủ các nước thường xuyên báo cáo về tình hình thực hiện, mặc dù trong một số trường hợp triển vọng rất mờ nhạt. Chẳng hạn, mức phát thải của Tây Ban Nha đang tăng gấp ba lần so với mức cho phép.

Joke Waller-Hunter, trưởng ban thư ký hiệp ước, cho biết: "Vẫn còn quá sớm để kết luận rằng chúng ta sẽ chẳng đạt được mục tiêu đề ra. EU đã quyết định ghé vai vào san sẻ bớt gánh nặng này, đồng thời cam kết trong phạm vi châu Âu: Khuyết điểm của nước này sẽ được bù đắp bởi các nước còn lại".

Việt Nam với Nghị định thư Kyoto

Việt Nam đã tham gia ký kết Nghị định thư Kyoto vào ngày 25/9/2002.

Theo những tin tức đã công bố, đến tháng 12/2004, Việt Nam đã hoàn thành việc hướng dẫn việc triển khai Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism - CDM). Trong khuôn khổ chương trình CDM, nếu VN giảm được một lượng phát thải khí nhà kính thì sẽ được cấp giấy chứng nhận, gọi là Giảm phát thải được xác nhận (The Certified Emissions Reductions - CERs). CERs có thể dùng để bán như một thứ hàng hoá mới có giá trị và sẽ được bán cho các quốc gia, các tổ chức nước ngoài có nhu cầu giảm phát thải khí nhà kính.

Việc buôn bán CERs trong các dự án dựa trên cơ sở giảm phát thải theo cam kết của Nghị Định thư Kyoto đã tăng lên nhanh chóng trong những năm vừa qua. Hiện nay, các tổ chức cũng như các nước có nhu cầu mua CERs lớn nhất là Ngân hàng Thế giới, các công ty của Nhật Bản, Hà Lan. Ngoài ra còn có một số nước Châu Âu cũng đang trong quá trình xúc tiến các chương trình CDM trong những năm 2003-2004. Đây cũng là một trong những thị trường có nhu cầu lớn về CERs. Kinh doanh buôn bán các sản phẩm CERs là hình thức hoàn toàn mới trên thị trường. Hiện nay, giá của CERs trên thị trường vào khoảng 4-6 USD/tấn CO2 tương đương.

Hiện nay, Việt Nam đang là 1 trong 10 nước được đánh giá là có tiềm năng về CDM với 10 dự án CDM đăng ký. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 1 dự án CDM đầu tiên trên thế giới được thực hiện ở Brazil vào đầu tháng 12/2004.

(Theo VNECONOMY)


Khánh Hà (Tổng hợp)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top