Một vài thủ tục, lưu ý khi làm việc tại Nhật/công ty Nhật

Một vài thủ tục, lưu ý khi làm việc tại Nhật/công ty Nhật

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Nhật

Để thành lập văn phòng đại diện ở Nhật bản do người nước ngoài cư trú tại Nhật làm đại diện cần phải tuân thủ theo các thủ tục sau:

1) Được cấp giấy chứng nhận cư trú (status of residence) và thị thực làm việc (working visa) tại Nhật. Điều kiện để được cấp những giấy tờ này thì phải:

- Thành lập văn phòng đại diện

- Tuyển dụng từ hai nhân viên Nhật trở lên.

2) Xin cấp chứng nhận cư trú tại Cục Quản lý Nhập cảnh thuộc Bộ Tư pháp. (Đề nghị liên hệ với JETRO để xin mẫu đơn.)

3) Đệ trình giấy chứng nhận địa vị cư trú lên lãnh sự quán Nhật Bản tại quốc gia có công ty mẹ để xin cấp thị thực làm việc.

4) Sau khi vào Nhật Bản, người đại diện sẽ xác định vị trí cư trú và thực hiện thủ tục đăng ký cho người nước ngoài.

5) Mở tài khoản Ngân hàng.

6) Đăng ký các thông tin về nhân viên với cơ quan giám sát tiêu chuẩn lao động (labor standards inspection office), cơ quan an toàn lao động công cộng (public employment security office), và cơ quan bảo hiểm xã hội (social insurance office).

Chức năng hoạt động của văn phòng đại diện

- Cung cấp thông tin cho công ty mẹ tại n­ước sở tại.

- Quảng cáo và quảng bá

- Nghiên cứu thị tr­ường

- Mua và lưu giữ tài sản cho công ty mẹ

· Các văn phòng đại diện không đ­ược phép tham gia vào các hoạt động kinh doanh. Văn phòng đại diện muốn tiến hành các hoạt động kinh doanh cần phải thực hiện các thủ tục xin thành lập chi nhánh hoặc thành lập công ty.

2. Thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh:

Để nộp đơn đăng ký, người đại diện tại Nhật phải có mặt tại cơ quan đăng ký của Cục Tư pháp (Legazal Affairs Bureau) tại địa phương mà cơ sở kinh doanh dự kiến hoạt động và tuân theo các thủ tục cần thiết. (Việc nộp đơn này có có thể uỷ quyền cho luật sư của người đại diện tại Nhật nộp, trong trường hợp này phải xuất trình giấy uỷ quyền).

Người nộp đơn phải điền đầy đủ và nộp “Đơn xin Đăng ký Thành lập Văn phòng Kinh doanh của Công ty Nước ngoài” (Mẫu liên hệ với JETRO), đóng dấu đã đăng ký hoặc chữ ký đã được chứng thực. Những nội dung được đăng ký này là để phân biệt loại hình của công ty trong số những loại hình được quy định trong Luật thương mại và Luật Công ty Trách nhiệm hữu hạn của Nhật mà những loại hình này giống hoặc tương tự với loại hình của người nộp đơn.

(1) Những tài liệu cần thiết

Ngoài mẫu đơn và những giấy đăng ký, những tài liệu sau cần phải được nộp kèm theo:

- Giấy chứng nhận về sự tồn tại của trụ sở chính của người nộp đơn (chẳng hạn như giấy đăng ký kinh doanh tại nước sở tại hoặc các giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền);

- Các tài liệu xác nhận trách nhiệm cả người đại diện tại Nhật (chẳng hạn như thư bổ nhiệm của người nộp đơn hoặc hợp đồng);

- Quy chế của công ty hoặc những tài liệu tương tự nêu rõ mục tiêu kinh doanh của người nộp đơn.

Những tài liệu trên phải được chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền chẳng hạn như Lãnh sự quán tại Nhật bản. Bản tuyên thệ (Affidavit) (mẫu xin liên hệ với JETRO) do người đại diện lập tại Lãnh sự quán của nước người nộp đơn tại Nhật.

Tất cả các tài liệu tiếng nước ngoài đều phải phải được dịch ra tiếng Nhật và đính kèm cùng tài liệu gốc.

Phải nộp đơn xin thay đổi cho bất kỳ một thay đổi nào của những nội dung đã đăng ký.

(2) Phí đăng ký

Phí đăng ký áp dụng đối với trường hợp thành lập văn phòng kinh doanh của công ty nước ngoài là 90,000 Yên cho một văn phòng.

Khi văn phòng kinh doanh thuê nhân viên và bắt đầu các hoạt động kinh doanh thì cần phải tuân thủ các điều khoản về luật lao động, bảo hiểm xã hội, luật công ty và luật thuế hiện hành, ngoài ra còn phải tuân thủ các điều khoản của bất kỳ bộ luật nào điều chỉnh ngành kinh doanh cụ thể (mà ngành kinh doanh đó yêu cầu phải có giấy phép cụ thể, giấy phê chuẩn, thông báo hoặc đăng ký, tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh có liên quan)

Nếu anh cần chi tiết xin gửi mail về đại chỉ này:
[email protected]

(Theo:http://www.vysa.jp/modules.php?op=modload&name=XForum&file=viewthread&tid=7767&page=1#pid63216)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bình luận (12)

kamikaze

Administrator
Những điều cần chú ý khi bạn bị sa thải

Với chế độ thuê mướn suốt đời, các công ty Nhật vẫn ít khi sa thải hay đuổi công nhân giữa chừng. Tuy thế, việc chuẩn bị sẵn cho bạn những kiến thức về những việc cần làm khi nhận được thông báo sa thải cũng không phải là thừa. Ở phần này xin giới thiệu tóm tắt nội dung trên đây.

Về các loại sa thải:

Thường thì sa thải có hai lọai. Lọai thứ nhất thuộc về nguyên nhân ở người lao động như thiếu năng lực, đi trễ nhiều, có vấn đề với đồng nghiệp... Loại thứ hai là loại nguyên nhân nằm ở công ty. Tiêu biểu của lọai này là tinh giảm biên chế. Theo luật thì để thực hiện tinh giảm biên chế thì công ty phải tuân thủ các điều kiện sau:
+ Nỗ lực tối đa để tránh việc sa thải công nhân.
+ Khi sa thải phải khách quan.
+ Phải hợp lý trong khâu tuyển chọn cũng như sử dụng công nhân.
+ Có sự bàn bạc thống nhất với công nhân.

Một vài điều cấm trong việc sa thải nhân viên:

Để bảo vệ quyền lợi cho người lao động thì Luật Lao Động của Nhật quy định các điều cấm công ty sa thải công nhân vì các ly do sau đây:

+ Thời gian một tháng kể từ khi khỏi bệnh hay bình phục vết thương gây ra trong khi làm việc.
+ Thời gian một tháng kể từ trước khi kỳ nghỉ sinh bắt đầu hay sau khi kỳ nghỉ sinh kết thúc.
+ Căn cứ vào lý do về quốc tịch và tôn giáo.
+ Do báo cáo việc vi phạm của công ty.
+ Do thành lập hay tham gia hoạt động Công Đòan.
+ Căn cứ vào lý do là nữ giới, có thai hay sinh con.
+ Trước và sau khi xin nghỉ để chăm sóc con.


Những điều cần chú ý khi bạn nhận được quyết định sa thải:

Theo các nhà chuyên môn thì khi nhận được lệnh sa thải “Từ ngày mai anh nghỉ việc” thì người lao động tuyệt đối không nên chấp nhận và trả lời ngay là “Vâng tôi biết rồi ạ!”. Mà phải chú ý các điểm sau:

A. Ghi chép chính xác lại những điều sau:
+ Ai đã ra lệnh nghỉ việc, ra lệnh ở đâu? Vào lúc nào? Lý do là gì ?
+ Bạn đã phản ứng như thế nào?

B. Yêu cầu người sử dụng lao động đưa ra các văn bản về lý do, thời gian sa thải bạn(Theo Luật Lao Động người lao động có quyền yêu cầu chủ sử dụng lao động đưa ra các giấy tờ này.)

C. Nếu bạn không bằng lòng với quyết định?

Trường hợp bạn không bằng lòng với quyết định sa thải thì cũng cần phải tìm cách trình bày ý kiến của mình cho chủ lao động nhưng tuyệt đối không vì bất mãn và tự tiện nghỉ việc. (Nếu cảm thấy khó tồn tại ở công ty thì nên xin nghỉ phép). Và cũng tuyệt đối không nhận trợ cấp nghỉ việc vì việc này sẽ mặc nhiên công nhận sự sa thải của bạn.

Khi mọi việc bạn không thể tiến hành thương lượng với công ty(chủ sử dụng lao động) một mình thì nên nhờ đến tổ chức Công Đòan. Nếu cần thiết thì nên nhờ đến các tổi chức đoàn thể khác giúp sức.

Trên thực tế thì một khi bạn đã nhận được quyết định sa thải thì rất khó ở lại làm việc. Do đó bạn sẽ phải nhờ tòa án can thiệp. Trong trường hợp này trước khi rời công ty bạn phải giải quyết, thanh toán hết mọi quyền lợi của bạn như tiền lương, thưởng, nghỉ phép theo quy định của công ty.

Một điều cần chú ý nữa là việc nghỉ việc không phải do ý chí của bạn nên trong giấy quyết định nghỉ việc phải yêu cầu công ty ghi rõ là “ Do Công Ty yêu cầu nghỉ” vì việc này sẽ lien quan đến tiền trợ cấp thất nghiệp cũng như việc kiếm việc khác của chính bạn(Nếu như vô tình mà công ty ghi trong giấy quyết định nghỉ việc của bạn lý do nghỉ việc là “do ý chí của người lao động” thì thời điểm mà bạn bắt đầu được lãnh tiền trợ cấp thất nghiệp của bạn sẽ trễ lại 3 tháng và thời gian cũng ngắn đi ).

Trở lên là một vài chú ý khi bạn nhận được "Giấy tiễn biệt của Công Ty". Hy vọng là không ai trên diễn đàn này bị "dính" vào chuyện không hay này.

(Bài này đã được post ở vysa.jp)
 

kamikaze

Administrator
Điều kiện để xin vĩnh trú ở Nhật

Mấy hôm nay rảnh rang nên mới tìm hiểu thêm về việc xin vĩnh trú ở Nhật. Xin giới thiệu cho những ai quan tâm cùng tìm hiểu.

+ Thời gian ở Nhật liên tục 10 năm trở lên, đồng thời tổng thời gian làm việc liên tục (có đóng thuế, và cùng 1 tư cách lưu trú) 5 năm trở lên.

+Thời điểm xin vĩnh trú phải có tư cách lưu trú có thời hạn dài nhất cho phép trong thể loại lưu trú mà người đứng ra xin đang có.

+Chứng nhận công việc ổn định, có thể tự lập về kinh tế.

+Ngoài ra còn 1 số điều kiện khác nữa như chứng minh việc lưu trú lâu dài ở Nhật sẽ đưa lại lợi ích cho nước này vv... và trước đó không phạm pháp gì ...

Chú ý: Đây là trường hợp áp dụng với người đi học và ở lại Nhật còn người kết hôn với người Nhật thì thủ tục sẽ khác(xin bàn đến ở một chủ đề khác).
 

kamikaze

Administrator
Phỏng vấn xin việc

Đây là một câu hỏi khá khó. Do đó xin sơ qua vài nét thôi bạn nào có ý kiến gì khác xin góp ý nhé.

Thứ Nhất khi đi phỏng vấn nên chú ý về trang phục. Người ta khuyên là không nên lòe lọet hay giản dị quá. Nếu như ở Nhật thì nam giới nên mặc vét còn nữ nên mặc váy. Còn ở VN thì có lẽ không cần phải mặc vét hay váy vì đa số công ty của Nhật hiểu phong tục Việt Nam nhưng có lẽ nên tránh mặc quần jean hay áo thun khi đi phỏng vấn. Về đầu tóc cũng nên gọn gang và cạo râu sạch sẽ đối với nam còn nữ thì tóc phải buộc gọn gang và không nên đeo quá nhiều trang sức không cần thiết.

Thứ hai là phải đi đúng giờ. Nên có mặt trước 15 phút nhưng cũng không nên đi sớm quá. Thái độ lúc vào phỏng vấn nên lịch sự tự tin có chừng mực.

Về nội dung phỏng vấn thì tùy công ty mà sẽ khác nhau nên không thể bàn được. Tuy nhiên sẽ có một số câu như sau:
1. Hãy nói lên tính cách của bạn.
2. Hãy nói lên điểm xấu, điểm mạnh của bạn.
3. Người khác thường nhận xét gì về bạn?
4. Khi thất bại thì bạn làm gì và suy nghĩ như thế nào?

Và một số câu hỏi liên quan đến chuyên môn nghề nghiệp của công ty nữa. Ngòai ra là một vài câu hỏi về quan hệ gia đình, bạn bè sở thích.

Do đó trước khi tham dự phỏng vấn bạn nên chuẩn bị cho các tình huống như trên. Và xin chú ý một điều là khi người ta hỏi về gia đình hay khoảng cách từ nhà bạn đến công ty thì không nên ca cẩm kiểu tôi phải làm để nuôi gia đình, tôi ở xa và hàng ngày sau khi thức dậy nấu cho các con ăn tôi có thể đến công ty. Đây là một số câu trả lời có thể gây ấn tượng và tình cảm đối với công ty Việt Nam. Nhưng công ty Nhật thì họ sẽ nghĩ theo kiểu khác là “ anh lo cho gia đình như thế thì có lẽ một ngày nào đấy anh sẽ kiệt sức và không làm việc tốt cho công ty nữa” hay “ Anh đi xa như thế thì làm gì có đủ sức để làm việc cho công ty nữa” v.v…. Vì thế thay vì “ca cẩm” để gây tình cảm thì nên trả lời đứng trên lập trường của công ty. Thay vì trả lời là nhà đông người và ở xa thì hãy trả lời kiểu là tôi ở một mình và tôi sẵn sang dọn đến ở gần công ty để tiện cho việc đi làm.

Và một điều đáng chú ý nữa là nên nói rõ nguyện vọng cũng như hỏi rõ các chế độ lương bổng và đề xuất ý kiến(nếu có) ngay lúc phỏng vấn để tránh rắc rối về sau.

Quy tắc làm việc ở công ty Nhật là gì nhỉ?
1. Tuân thủ các quy tắc của công ty.
2. Thực hiện tốt việc liên lạc, báo cáo, hỏi ý kiến …
3. Phải có tinh thần trách nhiệm với xung quanh và khi có lỗi và bị nhắc nhở thì phải ngoan ngõan nhận lỗi(muốn biện hộ thì nên tìm 1 dịp thích hợp khác).
4. Phải khéo léo nhưng cũng không nên quá mềm yếu (để bị ăn hiếp).

Tạm thời thế nhé.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

kamikaze

Administrator
Các quy tắc làm việc với người Nhật

Nếu như bạn đã đọc qua hay biết rồi thì làm ơn bỏ qua nhé.Xin sơ qua vài quy tắc cần thiết mà bạn nên biết khi làm việc cho hay với người Nhật.

1. Thực hiện tốt việc báo cáo liên lạc:

Tiếng Nhật gọi là Ho Ren So nhưng xin đừng hiều lầm là cải cúc ở VN nhé. Ho là hokoku, tức báo cáo. Ren là renraku, tức là liên lạc, So là sodan, tức là hỏi ý kiến. Có lẽ đây là nguyên tắc vàng bảo đảm tính bền vững của công ty Nhật. Nhìn bề ngoài công ty có vẻ rời rạc nhưng các hoạt động đều được báo cáo một các triệt để. Ví dụ đơn giản, bạn đi ra ngoài marketing và gặp một vấn đề ngoại lệ. Bạn đã giải quyết tốt nhưng sau khi về hay sau khi xong buộc bạn phải báo cáo với đồng nghiệp hay cấp trên bíêt chứ không thể quan niệm kiểu" giải quyết xong rồi thì không cần báo cáo"!

2.Thực hiện tốt việc dọn dẹp ngăn nắp, sắp xếp lịch trình làm việc 1 cách hợp lý:

Việc này trong tiếng Nhật gọi là 3 hay 5 hay 6 S. S là gì thì bạn hãy tự tìm hiểu nhé. Nội dung cụ thể là việc chỉnh đốn, dọn dẹp hằng ngày để có môi trường làm việc thoải mái.

3. Quan tâm đến những người xung quanh:

Tiếng Nhật gọi là kikubari thì phải(tôi nhớ không rõ xin lỗi:p ). Đây là tinh thần giúp đỡ lẫn nhau chứ không phải việc ai nấy làm. Điều này không ai bảo ai tuy thế khi có việc thì bạn sẽ được người khác giúp đỡ.

4. Không nên "lý do lý trấu" nhiều:
Có lẽ đây là một thói quen riêng của người VN. Khi bị cấp trên nhắc thì thay vì nghe lời để sữa chữ lại tìm cách biện hộ. Việc biện hộ cũng cần thiết nhưng không phải là lúc bị nhắc mà nên tìm một cơ hội khác thích hợp hơn.

Tạm thời như vậy. Bạn nào có ý khác xin bổ sung
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

kamikaze

Administrator
Xu hướng mới của các công ty Nhật

Gần đây nhiều công ty Nhật tuyển lao động Việt Nam. Do đó kết quả là số lượng lao động chuyển công ty cũng tăng lên.

Điều này đã dẫn đến 1 xu hướng mới là các công ty Nhật dù không đủ điều kiện(đóng bảo hiểm, thuế v.v...)để thuê lao động Việt Nam vẫn chớp thời cơ thuê lao động VN theo thời vụ(trong khỏang thời gian còn visa) và không chấp nhận đóng thuế hay bảo đảm đ/k gia hạn visa. Sau khi săn được những "con mồi" này họ sẽ giới thiệu người lao động đến 1 công ty khác để ăn chênh lệch.

Do không phải đóng bảo hiểm, thuế v.v... nên mức lương họ đưa ra có thể hấp dẫn hơn các công ty bình thường. Điều này khiến cho nhiều người bị dính "mật ngọt". Vì sao? Bạn hãy suy nghĩ xa hơn 1 chút sẽ thấy. Có thể trong 1 thời gian ngắn lương của bạn cao hơn bên ngoài nhưng sau đó thì không có một sự bảo đảm nào về bảo hiểm sức khỏe, thất nghiệp, gia hạn visa v.v...

Lựa chọn cách nào là tùy bạn. Tuy thế thiết nghĩ cũng nên nắm rõ tình hình để không bị rơi vào bẫy.

Tốt hơn hết là nên tránh xa các công ty không đóng thuế, không bảo đảm gia hạn visa.
 

kamikaze

Administrator
Thay đổi về luật dành cho người nước ngoài làm việc tại Nhật

Kể từ tháng 10 năm 2007 này luật dành cho người nước ngoài đang làm việc tại công ty Nhật có thay đổi 1 chút ít như sau:
-Việc kiểm tra của cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ gắt gao hơn.
-Các công ty thuê người nước ngoài phải trình báo với Hello Work(tổ chức thúc tiến việc làm) của địa phương.
-Việc chi trả lương bổng phải có chứng cớ rõ ràng.
-Việc tham gia bảo hiểm dành cho nhân viên người nước ngoài sẽ bị xét chặt hơn(Nếu không tham gia sẽ có thể ảnh hưởng đến lần gia hạn visa tiếp theo)

Do vậy bạn nào đang hay chuẩn bị qua làm cho các công ty Nhật thì nên nhắc nhở họ những điều trên kẻo lại rắc rối về sau.

http://www2.aichi-rodo.go.jp/topics/...7-08-20-1.html

http://www.roudoukyoku.go.jp/topics/...aikokujin.html

http://www.roudoukyoku.go.jp/standar...reigner_06.pdf
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

kamikaze

Administrator
Các viết đơn xin nghỉ việc

Nhiều người hỏi về vấn đề này nên xin sơ qua một vài ý chính như sau:
-So với đơn xin nghỉ việc của Việt Nam thì trong tiếng Nhật cách viết đơn này đơn giản hơn nhiều.

-Chỉ cần nội dung như sau:

(1) 退職届
                                       (2) 私事
(3) この度一身上の都合により、平成○○年○○月○○日をもちまして退職いたしたく、ここにお願い申し上げます。
                      (4) 平成○○年○○月○○日
                        ○○部○○課
                        ○○(自分の名前) 印
(5) 株式会社○○
  代表取締役社長○○○○殿​


1. Là tên đơn cũng có thể viết là 退職願い (ý nhẹ hơn)
2. Có thể viết là 私儀
3.Ngày tháng thì viết ngày muốn nghỉ việc, lý do chỉ cần ghi là vì lý do cá nhân chứ không cần ghi cụ thể
4.Ghi ngày nộp đơn
5. Ghi tên phòng ban và tên giám đốc.
Khi nộp đơn thì chỉ cần nộp cho cấp trên của mình nhưng khi đề nơi gửi đơn là giám đốc công ty.


Đại khái như vậy ai rảnh và thích thì dịch ra hộ.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

kamikaze

Administrator
Thuê người trực tiếp từ Việt Nam: Những rủi ro

Hôm nay xin cùng suy nghĩ về vấn đề các công ty Nhật thuê người trực tiếp từ Việt Nam và những rủi ro lo lắng.

Không thể phủ nhận một điều là việc tuyển người trực tiếp không qua trung gian thì sẽ tránh được những chi phí trung gian cho ngừơi lao động cũng như công ty. Tuy vậy rủi ro cũng không phải là ít.

Thứ Nhật khi ký trực tiếp thì mọi thứ sẽ phục thuộc vào sự thay đổi thất thường của người lao động. Ví dụ như sau khi làm xong thủ tục và người lao động không chịu đi nữa thì coi như tất cả chi phí chi cho phỏng vấn, chủân bị v.v... đều tan thành mây khói.

Thứ hai, sau khi qua Nhật nếu người lao động gay ra vấn đề thì công ty cũng không biết kêu ai. Trường hợp nhận người qua công ty môi giới thì sẽ gọi công ty môi giới đến giải quyết.

Chưa kể đến những công ty chưa có kinh nghiệm quản lý người nước ngoài thì vấn đề rủi ro sẽ càng lớn. Nhiều khi chỉ cần một sự hiểu lầm nhỏ cũng sẽ dẫn đến hậu quả khá nghiêm trọng.

Một số công ty môi giới tại Nhật muốn ký hợp đồng trực tiếp với người lao động ở Việt Nam nhưng cuối cùng cũng phải chùn tay vì sợ rủi ro.

Ngoài yếu tố khách quan thì yếu tố về văn hóa(sợ trách nhiệm v.v...) đã khiến các công ty Nhật dù biết là chi phí cao cũng đồng ý nhận người qua công ty trung gian môi giới thay vì đứng ra tuyển trực tiếp.
 

kamikaze

Administrator
Liên quan đến việc tiếp Nhận y tá người nước ngoài của Nhật

Gần đây thấy cả phía Nhật và phía Việt Nam có nhiều người quan tâm đến vấn đề tiếp nhận ý tá và điều dưỡng viên người nước ngoài của Nhật Bản nên xin sơ qua vài nét.

1. Tình hình chung:
Hiện nay dân số Nhật Bản đang ngày càng gia đi( Số người trên 65 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao, tỷ lệ trẻ em sinh ra rất ít). Việc này đã dẫn đến kết quả là Nhật thiếu hụt lao động trầm trọng. Trong lĩnh vực y tế cũng không phải là một ngoại lệ. Theo thống kê của Bô Y tế thì hiện nay Nhật đang thiếu khỏang 30000 y tá. Và trong tổng số 200000 điều dưỡng viên thì tỷ lệ nghỉ việc là 20%/năm!

Để cải thiện tình hình này buộc chính phủ Nhật phải đi đến quyết định tiếp nhận y tá người nước ngoài.

2. Điều kiện:
-Là y tá từ những nước đã ký hiệp EPA với Nhật như phillippine hay Indonesia v.v.....

-Và phải là những người đã tốt nghiệp hoặc có chứng nhận của nước sở tại.

3. Diễn biến:
-Từ mấy năm trước Nhật đã có dự định tiếp nhận từ philippine 400 y tá và 600 điều dưỡng viên. Tuy thế, do sự chuẩn bị của chính phủ nước này quá chậm nên việc này đã được chuyển qua Indonesia.
-Theo dự định thì tháng 7 này số người y tá đầu tiên sẽ nhập cảnh vào Nhật. Và sau khi nhập cảnh vào thì chương trình sẽ như sau:

-Học tiếng 6 tháng
-Vào học việc tại các bệnh viện và các nhà dưỡng lão trong vòng 3 năm đối với y tá và 4 năm đối với điều dưỡng viên. Trong thời gian này họ phải thi đậu kỳ thi do chính phủ Nhật tổ chức. Nếu đậu thì sẽ được cấp visa làm việc tiếp còn không đậu thì phải về nước.

-Tiền lương: Được cho là bằng hoặc cao hơn thu nhập của y tá người Nhật.
(Chính phủ philippine đề nghị mức lương 20 0000 yên/ tháng cho y tá và 170000 yên/tháng cho điều dưỡng viên.Nhưng phía Nhật chỉ xem đây là "nguyện vọng".

4. Thủ tục tiếp nhận:
Phải qua một cơ quan tiếp nhận là Japan International Corporation of Welfare Services. Cơ quan này tương đương với JITCO của chương trình tu nghiệp sinh.

5. Về Việt Nam.

-Hiện nay Việt Nam và nhật đang thảo luận EPA(đã qua bước thứ 7). Chỉ sau khi hai nước ký hiệp định này thì y tá Việt Nam mới có thể chính thức vào Nhật làm việc.
-Chính phủ Philippine đề nghị mức lương rõ ràng cho y tá của họ nhưng không rõ là chính phủ Việt Nam có đưa ra đề nghị tương tự (nhằm bảo vệ quyền lợi ho y tá VN )hay không?

-Hôm trước đọc ở bên vysa thấy có người loan tin là trường tiếng Nhật nào đó ở Việt Nam đang tuyển y tá hay là điều dưỡng viên với mức lương là 50000 yên/tháng. Mức này có thể hơi thấp. Và nên lưu ý là hiện nay hiệp định chưa được ký kết nên có thể sẽ phải chờ đợi lâu.
 

kamikaze

Administrator
Cập nhật về gia hạn visa tại Nhật cho kỹ sư

Cập nhật một số thông tin về gia hạn visa cho kỹ sư như sau:

-Về vấn đề bảo hiểm (厚生年金):
Về nguyên tắc thì cục quản lý XNC yêu cầu công ty phải đóng. Tuy thế, gần đây có những nơi không xét đến vấn đề này và cho qua. Nhưng xét về lâu về dài thì nên yêu cầu công ty đóng kẻo thất thiệt về sau.

-Chuyển việc nhiều lần:
Chuyển việc nhiều lần và đặc biệt là thời gian dưới 1 năm sẽ dễ bị cục quản lý XNC soi. Và vừa rồi có vài trừơng hợp bị từ chối vì lý do chuyển việc nhiều lần và cục quản lý nghi ngờ làm việc đơn thuần chứ không phải kỹ thuật.

Do đó có lẽ bà con nên lưu ý 1 chút khi chuyển việc và khi chọn việc mới. Không nên nhảy nhiều và để đứt quãng thời gian chuyển việc(ví dụ có 1 thời gian làm không chính thức v.v...)
 

kamikaze

Administrator
Các bạn sắp bị công ty Nhật đuổi việc nên đọc

Hiện nay tình hình kinh tế Nhật đang khủng hoảng và họ sa thải rất nhiều nhân viên. Nhiều anh em người Việt cũng nằm trong đối tượng sa thải. Tuy thế có 1 thông tin như sau hãy thử đề nghị với công ty xem sao:

-Hiện nay chính phủ Nhật có chương trình hỗ trợ các công ty trong trường hợp Nhân viên không đi làm với 60%-80% mức lương. Do đó các bạn có thể đề nghị công ty không đuổi việc và chấp nhận lãnh 60% trong thời gian chờ đợi để tìm việc mới hay chờ đợi kinh tế hồi phục trở lại.

-Mình đã gọi cục quản lý xuất nhập cảnh là việc ngồi không ăn lương trợ cấp này thì sau này có ảnh hưởng đến visa không và họ bảo là không có vấn đề gì nếu sau này viết rõ lý do ra.

Hy vọng giúp ích được cho ai đó 1 chút!:)
 

kamikaze

Administrator
Về số giờ làm, ngày nghỉ trong công ty Nhật

Có lẽ đã được đề cập đến ở đâu đó rồi nhưng do có nhiều người hỏi nên xin sơ qua lại về ngày nghỉ có phép, số ngày nghỉ trong năm, số ngày đi làm của công ty Nhật như sau.

-Quan niệm về ngày nghỉ:
Người Việt Nam mình và cả nhiều công ty xuất khẩu lao đông ở VN vẫn cho người lao đông biết rằng " thứ 7- chủ Nhật sẽ được nghỉ. Nếu phải đi làm thì sẽ được tính tăng ca". Việc này đã gây ra cho người lao đông 1 quan niệm rằng Thứ bảy, chủ Nhật là ngày nghỉ.
Tuy thế, luật không quy định Nhất thiết phải nghỉ vào ngày nào. Cứ 6 ngày làm việc thì phải được nghỉ 1 ngày. Do đó tùy theo tình hình công việc mà công ty được quyền cho nghỉ vào ngày trong tuần và yêu cầu người lao đông đi làm vào cuối tuần.

Ngoài ra tổng số giờ làm tối đa trong 1 năm là 2087 giờ. Do đó công ty quyền sắp xếp làm sao để không vượt ra phần này thì sẽ không phải trả tiền tăng ca.


-Quan niệm về ngày nghỉ phép có lương:
Luật có quy định nếu làm trên 6 tháng thì được nghỉ bao nhiêu ngày và trên 1 năm thì được nghỉ bao nhiều ngày .v.v.... Tuy thế, trên thực tế công ty Nhật quan niệm đây là số ngày để dành cho việc bất trắc, ốm đau v.v... chứ không phải là một quyền lợi để cho người lao động đòi hỏi. Vì thế mà hay có xích mích giữa người lao đông Việt Nam đòi hỏi về nghỉ phép có lương và công ty Nhật.


Ngoài ra, cũng có nhiều công ty vừa và nhỏ từ chối không áp dụng luật ngày nghỉ này.


Thiết nghĩ trươc qua Nhật làm thì người lao động cũng nên nắm rõ về tình hình thực tế này.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top