Một đặc tính nổi bật của tính cách Nhật Bản: Tính thụ động

Một đặc tính nổi bật của tính cách Nhật Bản: Tính thụ động

Dân tộc Nhật Bản với sự phát triển thần kỳ về kinh tế đã đưa lại rất nhiều tranh cãi cho các nhà nghiên cứu trên thế giới. Ở Việt Nam người ta thường nói đến một Nhật Bản với ngươì người nhà nhà làm việc chăm chỉ hết mình; Một Nhật Bản với một nền khoa học kỹ thuật phát triển tột bựcvới các nhà sản xuất nổi tiếng như Sony, Honda...; Một dân tộc với phái nữ nhẫn nhục chịu đựng mà đại biểu là Oshin. Tuy thế, ít ai biết đến một đặc tính trong văn hoá Nhật Bản. Đó là tính thụ động. Dưới đây xin đưa ra một vài chứng cớ cho vấn đề này.

Thứ nhất, trong văn hoá giao tiếp người Nhật không bao giờ thẳng thắn bày tỏ ý kiến của mình. Nếu có dịp giao tiếp với người Nhật bạn sẽ nhận rõ điều này. Khi muốn đề cập vào một vấn đề nào đó người Nhật sẽ nói chuyện một cách vòng vo, mượn vấn đề này để hàm ý chỉ về vấn đề khác. Thí dụ: Bạn làm chung văn phòng với người Nhật và đột nhiên nghe người này hỏi [font='MS 明朝']“Bạn không cảm thấy nóng hả ?[font='MS 明朝']”[/font]thì có nghĩa là người này muốn bạn mở cửa hoặc tắt máy lạnh dùm. Vì cách biểu hiện có tính thụ động này mà người Nhật đã gây ra không ít nhiều điều khó xử cho chính mình và cho người nước ngoài.[/font]

Một bằng chứng thứ hai là cho dù vấn đề đã rõ ràng nhưng khi nói thì người Nhật thường đệm vào các câu như : [font='MS 明朝']“Có thể còn nhiều cách suy nghĩ khác nhưng tôi nghĩ là như vậy[font='MS 明朝']”[/font],[font='MS 明朝']“[/font]Theo tôi thì như vậy[font='MS 明朝']”[/font],[font='MS 明朝']“[/font]Ý kiến chủ quan của tôi là như vậy[font='MS 明朝']”・・・[/font]`nhằm làm giảm tính khẳng định của riêng bản thân mình.[/font]

Một bằng chứng thứ ba là trong văn phạm tiếng Nhật thể bị động được dùng rất nhiều. Thường thì những cách nói lịch sự kiểu :

1. te itdadaku

2. temorau

3. kureru

4. saseteitataku

đều mang nghĩa bị động. Hãy lấy một ví dụ cụ thể : Khi giới thiệu người nào đó cho ai người thường dùng câu shokaisaseteitadakimasu. Cấu trúc này nếu dịch sát ra là Xin phép ông (saseru) cho tôi (itadaku) được giới thiệu (shokai). Mặc dù chẳng ai cấm việc giới thiệu và cũng chẳng có phép tắc gì ở đây. Theo cách suy nghĩ bình thường thì câu này hoàn toàn có thể nói là shokaishimasu (tôi xin giới thiệu ). Tuy thế, ngườ Nhật vẫn ưa cách nói thứ nhất và cho rằng cách này lịch sự hơn. Nếu bạn chịu khó quan sát trong tiếng Nhật bạn sẽ thấy rất nhiều ví dụ về vấn đề này.



Trên đây là một vài ví dụ chứng minh cho tính thụ động của người Nhật . Đây là vấn đề tốt hay xấu chúng ta miễn bàn đến mà hãy xem xét nó từ góc độ văn hoá chúng ta sẽ thấy thêm một điểm mới lạ trong văn hoá Nhật Bạn .

(Kamikaze)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top