Kinh tế Nhật Bản: Kỳ vọng vào “đồng yên yếu”

Kinh tế Nhật Bản: Kỳ vọng vào “đồng yên yếu”

Ngay sau khi tân Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Naôtô Can đưa ra chủ trương "đồng yên yếu" cuối tuần qua, thị trường chứng khoán tại Tôkyô đã phản ứng tích cực.

Chỉ số Nikkei đã đạt mức cao nhất trong vòng 15 tháng qua (10,798 điểm). Hầu hết các mã cổ phiếu trong lĩnh vực công nghiệp đều tăng, trong đó cổ phiếu thuộc lĩnh vực chế tạo ô tô tăng mạnh nhất. Tuyên bố trên còn dẫn tới việc các nhà đầu tư ồ ạt mua vào đồng USD khi cho rằng tân Bộ trưởng Tài chính N.Can sẽ quyết theo đuổi chủ trương đồng yên yếu.

Trong sáu tháng cuối năm tài khóa 2009, tỷ giá trung bình của đồng yên là 91 yên/1USD. Vì thế, ngay sau khi ông N.Can đưa ra tuyên bố về tỷ giá lý tưởng của đồng yên (khoảng 95 yên/1USD), các nhà đầu tư kỳ vọng đồng yên yếu hơn sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận.

Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, trong năm tài khóa 2010 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản sẽ tăng khoảng 1%. Có hai nhân tố thúc đẩy sự phục hồi kinh tế nước này. Thứ nhất là xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc và các khu vực châu Á tăng mạnh, đồng thời lượng xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu cũng đưa dần về trạng thái cân bằng. Yếu tố thứ hai là hiệu quả các biện pháp hỗ trợ kinh tế của Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu phát huy tác dụng.

Bên cạnh đó, cuối năm 2009 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã công bố chiến lược phát triển kinh tế trong nước từ nay đến năm 2020. Theo đó, Nhật Bản sẽ trở thành một nước tỏa sáng tại khu vực châu Á, với mục tiêu đạt mức tăng trưởng GDP là 3% vào năm 2020. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng thực hiện một loạt các chính sách hỗ trợ cho các lĩnh vực, đồng thời mở rộng tự do hóa thương mại đầu tư trong khu vực châu Á. Vì thế, ông N.Can hy vọng rằng chính sách duy trì đồng yên yếu sẽ là động lực trợ giúp sự phục hồi kinh tế của đất nước nhanh hơn. Việc duy trì đồng yên yếu nằm trong nỗ lực chung của Chính phủ và rằng đây cũng là một yếu tố thúc đẩy Quốc hội thông qua dự thảo ngân sách bổ sung lần thứ 2 cho năm tài khóa 2009 và dự thảo ngân sách cho năm tài khóa 2010 trong kỳ họp thường niên sắp tới.

Cựu Bộ trưởng Tài chính H.Phưgi - một thành viên có kinh nghiệm nhất trong nội các - từ nhiệm sẽ gây bất lợi và là một mối lo lớn với Thủ tướng Hatôyama, nhất là tại thời điểm này khi tỷ lệ ủng hộ ông đã sụt giảm từ 70% khi mới nhậm chức xuống dưới 50%. Tuy nhiên, tân Bộ trưởng Tài chính N.Can - người mới nhậm chức trong tuần qua với chính sách đồng yên yếu - đang được kỳ vọng sẽ là người giúp nền kinh tế Nhật Bản sớm hồi phục.

(HANOIMOI)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top