Kimono

Kimono

PHẦN I :LỊCH SỬ CỦA NHỮNG BỘ KIMONO.
Kimono có một lịch sử lâu đời tại Nhật.Theo thời gian và các biến cố lịch sử,những bộ kimono cũng thay đổi theo để phản ánh tình hình xã hội và văn hóa của từng giai đoạn lịch sử ấy.
Trong suốt thời kì Heian (794-1185),những bộ kimono truyền thống đầy màu sắc với những lớp áo phức tạp đã trở nên rất phổ biến với phụ nữ Nhật Bản.Người ta thường mặc những bộ kimono với 12 lớp áo,tay áo và cổ áo khác nhau chỉ ra những sắc thái riêng biệt của từng bộ kimono.Những người trong hoàng tộc cũng có khi mặc những bộ kimono có đến 16 lớp.
images

kimono thời Heian
Trong thời đại Kamakura(1185-1133 ),do sự ảnh hưởng từ tầng lớp binh sĩ và quân nhân,người ta đã không còn đủ kiên nhẫn hay có nhu cầu để mặc những bộ kimono cầu kì nữa.Và trên thực tế,những bộ kosode (kimono tay áo ngắn )đã được đưa vào sử dụng và trở nên rất thịnh hành.
0201-2.gif
kosode2_s.jpg

kosode
Năm 1615,tướng quân Tokugawa dời thủ đô của nước Nhật từ Kyoto lên Edo-Tokyo ngày nay.Học thuyết của Khổng tử được chấp nhận và sự phân hóa giai cấp cũng trở nên sâu sắc.TTrong thời kì EDo này,người ta bắt đầu khẳng định đẳng cấp xã hội của mình qua các bộ kimono.Cũng trong thời kìnày,nhiều kiệt tác nghệ thuật vĩ đại cũng được tạo ra qua những bộ kimono.
2.jpg

Kimono thời Edo
Sau năm 1853,Người US Navy đến Nhật Bản,ngành công nghiệp thương mại của Nhật cũng được bắt đầu từ việc mở cửa với thế giới phương Tây.Mặc dù người Nhật vẫn mặc kimono từ hàng trăm năm nay nhưng kể từ đây sự bắt đầu cho sự kết thúc của phong tục này cũng đã gần kề.
Trong thời Minh Trị(1868-1912),phụ nữ bắt đầu ra ngoài làm việc và họ có nhu cầu đòi hỏi các bộ trang phục phù hợp với công việc của họ.Các bộ Âu phục dần trở nên phổ biến hơn.Trong thời gian này,người ta không chỉ may kimono bằng thứ lụa sản xuất trong nước mà còn nhập khẩu vải vóc từ các nơi khác trên thế giới để may kimono và các trang phục khác.
Trong thời kì Taisho(1912-1926),Tokyo phải hứng chịu một trận động đất khủng khiếp (1923).Nhiều bộ kimono xưa cũng bị thất lạc trong trận động đất này.
Từ thời kì Showa(1926-1989),thiết kế của những bộ kimono cũng trở nên ít phức tạp hơn .Sau thế chiến thứ II,khi nền kinh tế Nhật Bản dần được hồi phục thì kimono bắt đầu được ưa chuộng trở lại và lại được làm ra với số lượng lớn.Dù cho những ý tưởng thời trang của các nước Âu Mỹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thiết kế và motif của kimono nhưng nó hầu như vẫn giữ được nguyên vẹn hình dáng ban đầu.
images
images

Kimono thời Showa
Ngày nay có lẽ vì do giá cả quá đắt (giá một bộ kimono bằng lụa hảo hạng có thể lên đến hơn nửa triệu yên)và do hoàn cảnh xã hội mà người ta ít mặc kimono.Hầu như kimono chỉ được mặc bởi những người lớn tuổi hoặc trong các dịp lễ hội nhưng dù sao kimono vẫn là thứ di sản văn hóa đặc sắc đáng quý không chỉ đồi với Nhật bản mà còn đối với toàn nhân loại.
kimono_history.gif

Thiết kế của kimono qua từng thời kì
 
Bình luận (3)

fuyuko

New Member
Ðề: Kimono

Phần II :CẤU TẠO CỦA MỘT BỘ KIMONO
Kimono gồm có 4 mảnh chính:hai mảnh làm nên thân áo,2 mảnh làm thành tay áo.Các mảnh nhỏ còn lại làm nên cổ áo và miếng lót hẹp.
Một bộ kimono bình thường được thiết kế theo một phong cách tự do,được nhuộm màu toàn bộ bề mặt hoặc dọc theo đường viền.Trước đây người ta mặc kimono nhiều lớp với màu sắc khác nhau nhưng ngày nay người ta chỉ mặc đơn giản mặc một lớp áo kimono phủ bên ngoài một lớp áo lót.
kimono_part.gif

Các bộ phận của kimono
Sodetsuke - ống tay áo
Miyatsukuchi - phần hở dưới tay áo
Furi - phần tay áo phía sau ống tay
Ushiromigoro - mặt sau của áo
Fuki -đường viền gấu áo
Yuki - chiều dài tay áo

Sode-guchi - phần tay áo phía trước
Sode - tay áo
Tamoto - túi trong tay áo
Eri - cố áo
Doura - upper lining
Okumi - bề mặt phía trong
Maemigoro - bề mặt chính
Susomawashi - lower lining
Tomoeri - cổ áo phía ngoài
Uraeri - cổ áo phía trong



0205GWed1back2.JPG


bạn edit để biết cách gửi hình nhé ! chúc vui vẻ!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

fuyuko

New Member
Ðề: Kimono

Phần III:KIMONO VÀ CÁC PHỤ KIỆN LIÊN QUAN
1)YUKATA:kimono mùa hè
yukata_japanese.jpg

Yukata là những bộ kimono được may bằng vải cotton,thường được mặc vào mùa hè và được mặc bởi cả nam lẫn nữ.
Cái tên Yukata bắt nguồn từ 2 chữ "YU"(nước nóng) và "KATABIRA"(đồ mặc phía trong).Yukata được sử dụng rộng rãi ở các lễ hội mùa hè,ở các ryokan hay chỉ đơn giản là đồ mặc mát vào những đêm hè.
2)SHIRO-MAKU và UCHIKAKE:kimono dành cho lễ cưới.
Trong một đám cưới cô dâu nếu mặc trang phục truyền thống thì sẽ phải mặc 2 loại:
wedding_white.jpg

-Shiromaku -bộ kimono màu trắng.Shiro có nghĩa là màu trắng còn maku có nghĩa là sự tinh khiết.Bộ này được mặc khi làm lễ
kimono_wedding.jpg

-Uchikake:bộ áo kimono bằng gấm thượng hạng với những hình thêu kim tuyến tinh tế,có màu sắc tươi sáng được mặc khi đón tiếp khách khứa đến dự tiệc cưới.
3)HAKAMA
haka.gif

Hakama là một loại trang phục ngoài,được mặc phủ ngoài áo kimono.Nó có thể được thiết kế giống như một cái quần dài hay giống một cái váy.
Ngày xưa,hakama được sử dụng như một trang phục phía ngoài có chức năng bảo vệ các samurai khỏi tuột khỏi ngựa.Ngày nay,hakama được mặt trong các buổi lễ,các lễ hội truyền thống,tập võ và biểu diễn nghệ thuật.Hakama của nam giới thường có màu đen hoặc xám.
hakama_pants.jpg

Hakama thường được nam giới mặc tuy nhiên bạn cũng có thể bắt gặp các cô gái mặc hakama màu đỏ trong các đền thờ Shinto
4)OBI: thắt lưng
obi_silk.jpg

Một cái obi dành cho kimono phụ nữ thường có chiều dài khoảng 4m và chiều rộng khoảng 60cm.Obi được quấn 2 vòng quanh thắt lưng và thắt ở phía sau lưng.
Các phụ kiện kèm theo obi
a)Koshi-himo
obi_koshi_himo.jpg

Koshi-himo là vòng dây đầu tiên quấn quanh thắt lưng.Nó được làm từ những sợi tơ nhuộm màu rồi bện lại như dây thừng.
b)Date-jime
obi_date_jime.jpg

Là sợi dây thứ hai buộc quanh áo kimono,phủ lên trên sợi dây koshihimo
c)Obijime
obi_jime.jpg

Là sợi dây thừng buộc phía trên bề mặt của obi,nó có nhiều màu sắc khác nhau và màu được chọn thường làm nổi bật chiếc obi
d)Chocho :nơ bướm
obi_butterfly.jpg

Chocho là chiếc nơ được gắn ở đằng sau obi,nhìn thì nó có cấu tạo phức tạp nhưng thực chất rất dễ mang.Chocho gồm 2 phần:phần bản rộng và phần nơ.Phần bản rộng có chiều dài 5 feet ,chiều rộng là 6 inches,nó được quấn 2 vòng quanh thắt lưng rồi được nhét vào phía trong.Phần nơ có một cái móc gắn để gắn vào vào obi.
**Kaku và Heko :eek:bi dành cho kimono của nam.
obi_heko.jpg

Kaku là obi dành cho các bộ kimono nam thông thường,đươc maybằng vải cotton,có chiều dài là 3,5 inche
obi_kaku.jpg

Heko là obi mềm được dành cho các bộ yutaka
6)CÁC PHỤ KIỆN KHÁC:
-Nagajugan :lớp áo kimono mặc phía trong
images

-Haori :áo khoác nhỏ bằng lụa mỏng
images

-Michiyuki :lớp áo ngoài
images
 

hanh80

New Member
Bài viết của bạn @fuyuko quả là chi tiết và đầy đủ, thế mà cho đến tận hôm nay mới được dịp lục ra (hjhj...thực ra là mình đang quan tâm đến vấn đề này muh), tks không đủ đành phải thốt ra vài lời cám ơn thông tin bạn @fuyuko đem lại, ké học thêm được mấy từ vựng về áo kimono nữa.

Sodetsuke - ống tay áo Miyatsukuchi - phần hở dưới tay áo
Furi - phần tay áo phía sau ống tay Ushiromigoro - mặt sau của áo
Fuki -đường viền gấu áo Yuki - chiều dài tay áo
Sode-guchi - phần tay áo phía trước Sode - tay áo
Tamoto - túi trong tay áo Eri - cố áo
Doura - upper lining Okumi - bề mặt phía trong
Maemigoro - bề mặt chính Susomawashi - lower lining
Tomoeri - cổ áo phía ngoài Uraeri - cổ áo phía trong

........nhân tiện cảm ơn thông tin nhật bản chấm nét luôn, (đọc mấy năm rồi mà vẫn chưa đọc hết...hhjhjj!
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top