Japan Airlines sắp đệ đơn phá sản

Japan Airlines sắp đệ đơn phá sản

Hãng hàng không Delta Air Lines và hãng hàng không American Airlines Airlines và Delta Air Lines đang cạnh tranh để có cổ phần tại Hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản Japan Airlines (JAL), nhằm tăng cường sự hiện diện tại thị trường châu Á "màu mỡ" này. Tuy nhiên, JAL rất có thể sẽ đệ đơn bảo hộ phá sản theo điều 11 của Luật phá sản Mỹ. Việc này sẽ trở thành vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Nhật bản, đồng thời có nghĩa là tân chính phủ do Thủ tướng Yukio Hatoyama lãnh đạo sẽ nhanh chóng quyết đoán xử lý vấn đề của JAL. Trong 10 năm qua, JAL đã 3 lần nhận viện trợ từ chính phủ.

Được biết, Tập đoàn quốc doanh tái cơ cấu doanh nghiệp đã đưa ra quy trình cải tổ để JAL được tái cơ cấu do Tòa án chỉ đạo. Quy trình này nhanh nhất sẽ được công bố vào tuần sau. Tính toán theo doanh thu, JAL là hãng hàng không hàng đầu châu Á.

Hai hãng hàng không Delta Air Lines và American Airlines trực thuộc Tập đoàn AMR vẫn đang cạnh tranh để tiến hành đàm phán với JAL. Theo nguồn tin tiết lộ, lãnh đạo của American Airlines trong tuần này sẽ tới Tokyo để tiếp tục đàm phán, họ đã nâng mức giá đề xuất đầu tư vào JAL thêm 300 triệu USD lên mức 1,4 tỷ USD. Hãng kinh doanh vận tải hàng không lớn nhất nước Mỹ Delta AirLines đang đưa ra mức giá 1 tỷ USD để đổi lấy quyền cổ phần JAL. Điều này đã nổi rõ tầm quan trọng của hãng hàng không Nhật Bản đối với các hãng hàng không nước ngoài muốn giành thị phần tại mảnh đất châu Á màu mỡ này. Việc JAL có thể bán quyền cổ phần vẫn chưa rõ; Theo luật pháp Nhật Bản, các hãng hàng không nước ngoài không thể sở hữu quá 1/3 quyền cổ phần của hãng hàng không Nhật Bản.

Được biết, dự định đến tháng 2/2010, JAL mới đưa ra quyết định về việc hợp tác. Công ty tái cơ cấu doanh nghiệp trực thuộc Chính phủ Nhật Bản phụ trách việc tái cơ cấu JAL huy vọng trước tiên sẽ sắp xếp đội ngũ quản lý mới, sau đó mới tuyển chọn một hãng hàng không của Mỹ để tiến hành hợp tác.

JAL hiện có khoảng 47000 nhân viên, quy trình cải tổ công ty do Tòa án chỉ đạo với quy mô lớn như vậy sẽ là điều chưa từng có trong lịch sử Nhật Bản. Các doanh nghiệp Nhật Bản rất ít khi bị cưỡng chế tham gia các thủ tục phá sản. Bởi vì các ngân hàng thường thuyết phục từ bỏ các khoản nợ. Ngoài ra, quy trình này sẽ gây ra những liên tưởng tiêu cực, ảnh hưởng bất lợi đối với lòng tin của người tiêu dùng. Được biết, ngay cả tân Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Naoto Kan cũng không loại trừ khả năng JAL sẽ phá sản.

(VITINFO)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top