Isao Nakauchi, từ ông vua bán lẻ thành kẻ thất bại

Isao Nakauchi, từ ông vua bán lẻ thành kẻ thất bại

Theo thời báo Kinh Tế Việt Nam


Nhà tài phiệt Nhật Bản, Isao Nakauchi, người đứng đầu tập đoàn Daiei, một trong những tập đoàn có thế lực nhất của Nhật Bản với tổng doanh thu có lúc lên tới 40 tỷ USD/năm, giờ đây đã phải “cõng” tới 200 tỷ USD nợ 66 công ty Nhật.

Isao20Nakauchi.jpg


Con đường dẫn tới đỉnh cao thành công

Với 2 phương châm “số 2 có nghĩa là thất bại” và “không thể tin tưởng bất kỳ ai”, người lính trẻ Nakauchi trở về nhà sau Chiến tranh Thế giới thứ II và bắt đầu kinh doanh với việc tiếp quản hiệu bán thuốc nhỏ của bố và sau đó đã gây dựng nên Daiei, "vương quốc bán lẻ" lớn nhất Nhật Bản trong những năm 60, một kiểu Wal-Mart ngày nay.

Trong thập niên 50, Nakauchi đã đại chúng hoá những máy tính tiền. Vào cuối thập niên 50, Nakauchi tiếp quản hiệu thuốc của gia đình ở Kobe và sớm mua hiệu thuốc khác. Ông đã thách thức các cửa hàng bán lẻ khắp nước Nhật bằng việc bán thịt bò với giá chỉ bằng nửa giá bán lẻ "quy định".

Trong nhiều năm, ông đã giảm giá mọi thứ từ xà phòng cho tới hàng điện tử gia dụng trong chiến dịch mở rộng dây chuyền các cửa hàng tạp hoá hiện đại.

Tính đến đầu những năm 60, Nakauchi đã thuê đến 100.000 nhân công, sở hữu 300 công ty gồm khách sạn, nhà hàng, một đội nóng chày chuyên nghiệp và một sân vận động. Năm 1994, việc sáp nhập ba đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ đã đem lại cho Daiei 356 chi nhánh với tổng doanh thu là 2,6 tỷ USD. Hãng Daiei của Nakauchi đã trở thành một trong những tập đoàn hùng mạnh nhất trong nền kinh tế Nhật Bản.

Mặc dù trở thành ông vua bán lẻ của Nhật Bản, nhưng một số người nhìn nhận Nakauchi như một trùm bất động sản hơn là một thương nhân bán lẻ. Giá bất động sản tăng vọt trong những năm 90 đã lôi kéo ông vào lĩnh vực kinh doanh mới mẻ này.

Theo Nakuchi, giá bất động sản tăng chỉ là sự tăng giá giả tạo chính của nền kinh tế bong bóng những năm 1980 và Nakauchi đã xây dựng vương quốc của mình dựa trên nó. Ông đã mua đất ở ngoại ô và những thị trấn nhỏ để xây dựng các cửa hàng tạp hoá khổng lồ, vừa xây dựng làng quê và kiếm lời lớn dựa trên đất đai.

Sau đó, ông đã dùng bất động sản của mình như một vật thế chấp để vay thêm tiền mua các cửa hàng liên hoàn của đối thủ hoặc thêm đất để xây dựng nhiều cửa hàng hơn nữa. Nghĩ rằng giá bất động sản tăng mãi, nên những người cho vay tiền cũng hùa theo. Họ cung cấp vốn cho công ty Daiei mở rộng kinh doanh khách sạn, cửa hiệu, nhà hàng và năm 1988 họ chính thức kinh doanh cả bóng chày.

Từ đỉnh cao sự nghiệp đến đáy vực phá sản

Không có một người ngoài cuộc nào có thể biết rõ về những chuyển biến của Daiei một cách chi tiết. Nakauchi đã nắm giữ một gọng kìm thép đối với tập đoàn và đưa ra tất cả những quyết định quan trọng. Ông thường xuyên sa thải các giám đốc cửa hàng để ngăn chặn sự nổi lên của các thương nhân địa phương và năm 1969, ông đã sa thải cả em trai mình vì chủ trương phát triển làm tăng tình trạng hỗn độn trên thị trường.

Xu hướng này tiếp tục cho tới cuối năm 2000 khi Nakauchi buộc phải từ chức chủ tịch tập đoàn Tadasu Toba, nghe nói vì Daiei lúc đó chỉ còn là một tài sản rỗng ruột và dự định sáp nhập với một đối tác nước ngoài.

Cho đến năm 1996, lợi nhuận của Daiei giảm 96%. Tập đoàn đã phải phân chia thành Daiei Group và Daiei Holding Corp. Daiei Holding Corp sinh ra nhằm kinh doanh đồ trang sức hoàng gia nhưng không thành công. Đến giữa năm 2000, tổng số nợ của Daiei là 30 tỷ USD. Hiện Daiei đang phải thương lượng với các ngân hàng về những khoản nợ khổng lồ của mình.

Đầu những năm 90, bong bóng kinh tế Nhật Bản bắt đầu xẹp xuống. Giá bất động sản cũng giảm sút. Các ngân hàng đi đến một quyết định: đảo nợ cũ thành vay mới và “những chiếc lá úa tàn đã không bị rụng”. Một số nhà bán lẻ được hưởng lợi từ hình thức này.

Tuy nhiên, điều này đang ngày càng tỏ ra nguy hiểm như một “quả bom nổ chậm”, nhất là đầu năm 2002, chính phủ Nhật bãi bỏ việc bảo hiểm tiền gửi đối với những khoản tiền từ 10 triệu USD trở lên để khuyến khích người dân đầu tư vào kinh doanh.

Hơn thế nữa, như tình hình chung của nền kinh tế Nhật, Daiei cũng bị cuốn vào khủng hoảng. Tính đến giữa năm 2000, công ty đã nợ 30 tỷ USD cùng với sự tranh giành quyền lực giữa Nakauchi và Toba, sau này là chủ tịch của Daiei. Tháng 11 năm đó, cả Nakauchi và Toba đều phải từ chức.

Đến nay, ở tuổi 81, nhà sáng lập ra Daiei - Isao Nakauchi - đang đấu tranh ngăn chặn sự sa sút của những cơ ngơi ông đã gây dựng: "Tôi sẽ vẫn tích cực hoạt động trong ngành dịch vụ chừng nào tôi còn sống", Nakauchi cho biết. Nhưng phần lớn các nhà phân tích đều tin rằng cửa hàng hàng tỷ USD của Nakauchi đang thiếu vốn và khó tồn tại lâu được nữa.

Chính quyền sẽ làm gì với Daiei? Một nhà phân tích kinh tế cho rằng: Ngân hàng sẽ phải xoá món nợ khổng lồ của Daiei. Nhưng thậm chí như vậy thì Daiei cũng khó có thể phục hồi được.

Nếu Daiei và Nakauchi sụp đổ, những doanh nhân lớn khác của Nhật Bản có lẽ mới thực sự nhận thứ được cần phải làm gì để tiến hành những thay đổi triệt để trong kinh doanh. Dù với vị thế là cuờng quốc kinh tế số 2 thế giới, các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh Nhật Bản cũng không thể nhận trợ cấp mãi được, bài học cay đắng mà khi họ nhận ra e rằng đã muộn.

Cương lĩnh "Đứng vị trí thứ 2 là kẻ thất bại" và "Không tin ai" đã đưa Nakauchi lên đỉnh cao, nhưng cũng thả ông xuống dốc cùng với thời kỳ suy giảm liên tục của nền kinh tế Nhật.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top