Honda thắng kiện bản quyền ở Trung Quốc

Honda thắng kiện bản quyền ở Trung Quốc

Một tòa án ở Bắc Kinh vừa tuyên bố tập đoàn công nghiệp Chongqing Lifan vi phạm nhãn mác và kiểu dáng xe của hãng sản xuất Nhật Bản. Đồng thời yêu cầu Lifan ngừng ngay việc lắp ráp và bán các sản phẩm vi phạm đó.

Theo tuyên phạt của tòa, Lifan cũng phải bồi thường một khoản tiền khoảng 177.600 USD cho Honda.

Giới quan sát bình luận, việc Honda thắng kiện bản quyền là một bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang mạnh tay hơn nữa trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Việc tuân thủ luật pháp quốc tế cũng đang được xem là trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước hơn 1 tỷ dân này. Bắc Kinh từng bị các nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới cảnh cáo vì đã không thể giảm bớt tình trạng vi phạm bản quyền.

Rất nhiều sản phẩm đã và đang bị làm giả ở Trung Quốc, từ phần mềm máy vi tính, phích cắm điện cho tới sữa trẻ em và đĩa CD. Tuy nhiên từ trước tới nay, rất hiếm khi nào các công ty nước ngoài thắng kiện và tiền bồi thường nếu có chỉ rất nhỏ. Cùng với Honda, một số hãng xe nước ngoài khác như Yamaha, Genenal Motors và Toyota cũng đã đâm đơn kiện vi phạm bản quyền ở Trung Quốc.

Những thay đổi về chính sách cũng như cam kết của chính quyền Bắc Kinh mới đây đã phần nào làm giới đầu tư hy vọng tình hình sẽ thay đổi. Đầu tuần này, Trung Quốc tuyên bố trong tương lai sẽ phạt thật nặng các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, thậm chí còn đưa ra mức phạt tới 7 năm tù giam.

Lợi nhuận thu được từ hành vi vi phạm sở hữu công nghiệp đang mang lại lợi nhuận rất lớn. Theo thống kê của Liên minh châu Âu (EU), trong tỷ trọng thương mại toàn cầu, hàng giả chiếm khoảng 5% với giá trị hơn 200 tỷ euro (tương đương 258 tỷ USD). Riêng EU, trong thời gian từ 1998 đến 2002, số lượng hàng hóa bị làm giả hoặc vi phạm bản quyền tăng 800%. Tình hình này khiến EU tuyên bố sẽ trực tiếp giám sát tình hình làm giả hàng hóa ở Trung Quốc, Ukraine và Nga. Các nước cũng nằm trong danh sách này là Thái Lan, Brazil, Hàn Quốc và Indonesia. EU cảnh báo bất cứ nước nào không nỗ lực bảo hộ sở hữu trí tuệ sẽ bị EU đưa ra tòa án WTO và đối mặt với nguy cơ bị trừng phạt về kinh tế.

(Theo BBC)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top