Giữ chữ "Tín" khi làm ăn với công ty Nhật

Giữ chữ "Tín" khi làm ăn với công ty Nhật

Có một khía cạnh vẫn hay được bàn đến khi làm ăn với công ty Nhật đó là " chữ tín". Chuyện này đã được nhắc lại khá nhiều ở đây đó. Thế nhưng có lẽ dù học thuộc lòng rồi nhưng khi vào cuộc thì rất nhiều công ty Việt Nam vô tình làm mất đi chữ tín này mà hoàn toàn không biết.
011.jpg

Định đi ngủ rồi nhưng lại mò vào đây vì cơn buồn ngủ không chịu đến! Xin nêu ra một vài chi tiết để chúng ta cùng suy nghĩ:

+ Thay vì nói chuyện lớn hay nói chuyện bé:
Phía Việt nam khi làm gì có khuynh hướng là "ăn to nói lớn"! Cái gì cũng đảm nhiệm được. Trong khi phía Nhật không cần một đối tác hoàn hảo mà cần một đối tác thật sự chuyên môn trong lĩnh vực họ đang cần. Vì thế thay vì cố gắng PR là " có thể đảm nhiệm được lĩnh vực A" " có thành tích trong lĩnh vực B" thì hãy cho họ thấy rằng "chúng tôi có thể đảm bảo hoàn thành công việc mà Quý công ty yêu cầu tỷ mỷ hơn cả mức yêu cầu".

+ Thay vì nói tổng thể thì hãy cụ thể hóa:
Tương tự như ở trên, thay vì nói ra một kế hoạch hàng trăm hàng nghìn sản phẩm thì hãy đưa ra cho họ những chi tiết về lần nhập hàng đầu tiên, số lượng bao nhiêu, phương thức thanh toán (đặc biệt các công ty Nhật khi làm ăn với Việt nam họ chú trọng vấn đề này).

+ Hãy suy nghĩ và làm việc theo cách của Nhật:
Nói thì rất dễ nhưng hành động cũng không đơn giản. Khoảng 70% công ty thất bại vì lấy cái nguyên lý, cách suy nghĩ của Vịêt Nam để chụp lên đầu công ty Nhật. Ví dụ Việt Nam có thể đưa ra lý do là " mất điện", "không có phần mềm để đọc file pdf"... khi bị chậm trễ trong liên lạc. Và đối tác Việt Nam sẽ dễ dàng hiểu và thông cảm. Tuy thế đối tác Nhật khi bị như thế họ sẽ đặt ra 1 câu hỏi là liệu tình trạng này có xẩy ra thường xuyên không? Chẳng lẽ anh không có biện pháp nào khác hay sao? v.v.....

+ Đừng bao giờ quên trả lời:
Việt Nam mình có thói quen "im lặng là đồng ý!". Nhưng đối tác Nhật sẽ cảm thấy lo lắng/ cảm thấy không được coi trọng khi không nhận được liên lạc.

+ Hãy cố gắng suy nghĩ đoán trước những yêu cầu của đối tác:
Đáp ứng đủ yêu cầu của đối tác là một điều đương nhiên. Tuy thế, hãy dựa vào đó để phán đoán và cố gắng thỏa mãn những yêu cầu ngầm của đối tác. Làm được việc này sẽ tạo ra một sự yên tâm tin tưởng, tạo nền tảng cho việc làm ăn lâu dài.

Tạm thời thế mời bà con thêm vào nhé.
 
Sửa lần cuối:

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top