Giày dép VN được ưa chuộng tại Nhật Bản

Giày dép VN được ưa chuộng tại Nhật Bản

Cùng với hàng dệt may, các sản phẩm da giày Việt Nam đang được nhiều người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng, góp phần đưa Việt Nam vươn lên vị trí thứ 3, chỉ sau Trung Quốc và Italia, về thị phần giày dép xuất khẩu tại thị trường Nhật Bản.

Theo Bộ Thương mại, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Nhật Bản liên tục tăng trong những năm qua, từ 8,4 tỷ yên năm 2001 lên 12 tỷ yên năm 2004, tăng 42,8%. Thị phần mặt hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản cũng tăng từ gần 2,3% năm 2001 lên trên 3,4% năm 2004.

Những mặt hàng giày dép mà Việt Nam có thế mạnh và đang có kim ngạch xuất khẩu lớn tại Nhật Bản chủ yếu là các loại giày, dép có đế và mũ giày bằng cao su, bằng nhựa hoặc bằng da tổng hợp.

Tuy nhiên, để tăng kim ngạch và thị phần xuất khẩu vào thị trường này, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã khuyến cáo các doanh nghiệp sản xuất giày dép Việt Nam cần chú ý kích cỡ, mẫu mã cũng như chất liệu sản phẩm để phù hợp với khí hậu và thị hiếu của người tiêu dùng, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam với các sản phẩm cùng loại được sản xuất ở các nước châu Âu và Mỹ./.

(TTXVN)
 
Bình luận (1)

kamikaze

Administrator
Ðề: Giày dép VN được ưa chuộng tại Nhật Bản

Da giày “bước” sang thị trường Nhật

Bên cạnh thành công của hàng dệt may, hiện ngành da giày Việt Nam đang được nhiều người tiêu dùng ở Nhật Bản ưa chuộng. Tuy nhiên, để cạnh tranh được với hàng Trung Quốc, Italia, Indonesia, việc tìm hiểu rõ đặc điểm thị trường Nhật Bản sẽ tạo nhiều cơ hội hơn nữa cho mỗi doanh nghiệp.

Theo thống kê của Bộ Thương mại, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Nhật Bản liên tục tăng trong những năm qua, từ 8,4 tỷ Yên năm 2001 lên 12 tỷ Yên năm 2004, tăng 42,8%. Thị phần mặt hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản cũng ngày càng gia tăng, từ 2,28% vào năm 2001 lên đến 3,43% vào năm 2004.

Tăng cả kim ngạch và thị phần

Những con số trên cho thấy, ngành da giày Việt Nam có nhiều triển vọng tại thị trường Nhật Bản và hiện đã vượt qua Indonesia vươn lên vị trí thứ 3, chỉ đứng sau Trung Quốc và Italia.

Giầy dép nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản thường tập trung vào một số chủng loại chính bao gồm: giày da, giày thể thao, giày vải và dép đế da, cao su hoặc plastic. Giày của Nhật Bản thường tính kích cỡ theo cm. Thường cùng một chiều dài thì giày châu Âu và Mỹ lại có chiều ngang hẹp hơn so với giày của Nhật Bản do sự khác nhau về cỡ chân giữa người châu Âu và người Nhật Bản. Tuy nhiên, gần đây nhiều nhà sản xuất nước ngoài đang chuyển sang sản xuất giày bằng khuôn của Nhật Bản sản xuất nên giày nhập khẩu ngày càng phù hợp với cỡ chân của người Nhật Bản.

Một đặc điểm nữa của thị trường Nhật là giày da ở nước này mang nhãn hiệu châu Âu và Mỹ thường có giá cả cao hơn giày mang nhãn hiệu Nhật Bản, trong khi giày da nhập khẩu từ các nước châu Á lại có giá thấp hơn. Hầu hết giày thể thao trên thị trường Nhật Bản là được nhập khẩu từ châu Á với các nhãn hiệu thông dụng từ những nhà sản xuất lớn và có giá rẻ hơn. Tuy nhiên, loại giày thể thao hàng đầu và ưa chuộng nhất đối với người Nhật Bản vẫn là giày mang nhãn hiệu của Mỹ.

Theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh và đang có kim ngạch xuất khẩu lớn tại Nhật Bản hiện nay chủ yếu là giày, dép có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic (mã HS 6402); giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ bằng da thuộc, dép xốp, quai hậu (mã HS 6403); và giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng nguyên liệu dệt (mã HS 6404).

Thuế nhập khẩu tuỳ từng mã hàng

Cơ quan này cũng lưu ý các doanh nghiệp rằng các mặt hàng giày dép xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ bị đánh thuế nhập khẩu tuỳ theo từng loại mã hàng.

Cụ thể, đối với mã HS 6401: giày, dép không th m nước, có đế ngoài và mũ bằng cao su hoặc plastic, mũ giày, dép không gắn hoặc lắp ghép với đế bằng cách khâu, tán đinh, xoáy ốc, cắm đế hoặc các cách tương tự có thuế nhập khẩu 6,7-27%; mã HS 6402: giày, dép có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic có thuế nhập khẩu 6,7-27%; mã HS 6403: giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ bằng da thuộc, dép xốp, quai hậu có thuế nhập khẩu 21,6-30% hoặc 4.300 Yên/đôi, thuế ưu đãi GSP là 0%; mã HS 6404: giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng nguyên liệu dệt có thuế nhập khẩu 6,7-30% hoặc 4.300 Yên/đôi, thuế ưu đãi GSP là 0%; mã HS 6405: giày, dép khác có thuế nhập khẩu 3,4-30% hoặc 4.300 Yên/đôi, thuế ưu đãi GSP là 0%; mã HS 6406: các bộ phận của giày, dép, miếng lót của giày, dép có thể tháo rời, gót giày và các sản phẩm tương tự; ghệt, ống giày, các sản phẩm tương tự và các bộ phận của chúng có thuế nhập khẩu 3,4-25%.

Ngoài thuế nhập khẩu kể trên, Nhật Bản còn áp dụng Hiệp ước Washington về quản lý những mặt hàng được làm từ da thuộc các loại động vật quý hiếm. Đối với nhãn hiệu hàng hóa, nhãn mác tự nguyện vì cỡ giày của Nhật Bản áp dụng theo Luật tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS). Còn đối với các loại giày làm bằng da giả, cao su, sợi resin phải có các thông tin về nguyên liệu, chất liệu trên mũi giày, lưu ý khi sử dụng, tên địa chỉ, số điện thoại sản xuất trên nhãn hiệu giày đó.

Khi xuất khẩu giày dép vào Nhật Bản, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến đặc điểm tự nhiên của thị trường này. Nhật Bản là đất nước có thời tiết hanh khô hơn so với Việt Nam nên khi dùng các chất liệu sản xuất giày cần tính đến các nguyên liệu và keo dán chịu tác động của thời tiết để tránh ảnh hưởng đến ch t lượng của sản phẩm.

Ngoài ra, do Nhật Bản cũng có 4 mùa nên giày dép xuất khẩu sang Nhật Bản cũng phải chú ý đến thời vụ, thời trang khi sản xuất cũng như kích cỡ tiêu dùng của người Nhật Bản.

Thùy Trang

(http://www.vneconomy.com.vn/vie/index.php?param=article&catid=1005&id=050321101911)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top