Gạo và nền văn hóa Nhật Bản

Gạo và nền văn hóa Nhật Bản

Gạo là cây trồng quan trọng nhất của Nhật bản, và đã được trồng bởi người Nhật hơn 2000 năm. Sự quan trọng cơ bản của nó là nó phản ảnh nền văn hóa bởi vì thực tế là gạo đư­ợc sử dụng nh­ư một loại tiền tệ, và từ tiếng Nhật dùng nói về nấu cơm (gohan) cũng có nghĩa chung là "bữa ăn ". Ví dụ như nghĩa đen của bữa ăn sáng (asagohan) là “gạo buổi sáng".

Gạo của Nhật là những hạt gạo nhỏ khi được nấu thì sẽ trở nên dẻo. Đa số gạo đư­ợc bán là­ hakumai ("Gạo trắng"), Với phần bên ngoài của hạt (nuka) được tách ra. Đối với nhiều người thì gạo chưa được tách vỏ (gemmai) thì không ngon, nh­ưng tính phổ biến của nó ngày càng tăng gần đây bởi vì gemmai có nhiều chất bổ dư­ỡng và có lợi cho sức khoẻ hơn hakumai.

Sự đa dạng thứ hai của gạo được dùng ở Nhật Bản là gạo mochi(gạo nếp). Gạo mochi khi được nấu thì dẻo hơn các loại gạo truyền thống, và nó th­ường sử dụng cho sekihan ( nấu gạo mochi với đậu đỏ - cơm nếp đậu) hoặc làm thành bánh.

Gạo đ­ược chế biến thành nhiều sản phẩm và được chuẩn bị bằng nhiều cách khác nhau. Một vài sản phẩm được làm từ gạo được liệt kê trong danh sách bên dưới

Rượu nếp (sake hay nihonshu)
Rượu nếp thì thường được biết đến như là rượu sake, thường được xem như là rượu cồn ở Nhật Bản. Hai thành phần chính của rượu sake là gạo và nước.




Bột gạo
Bột gạo được dùng
trong rất nhiều loại kẹo của người Nhật (wagashi) và bánh (phồng tôm). Ví dụ như daifuku là loại kẹo ngọt đỏ được bọc trong lớp bột gạo, còn kushi-dango là lọai bột dùng cho bánh bao hay bánh hấp.



Giấm
Gạo cũng được dùng để làm giấm, có nhiều lọai giấm khác nhau được dùng cho các lọai thức ăn khác nhau như giấm dùng cho xà lách hoặc để chuẩn bị cho món rượu sushi.



(Bài này được một cộng tác viên đóng góp)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top