Doyo Ushi No Hi: Ngày ăn lươn của người Nhật

Doyo Ushi No Hi: Ngày ăn lươn của người Nhật

Tokyo là một địa điểm lý tưởng để trải nghiệm cuộc sống ở Nhật, cho dù những ngày mùa hạ trời tiết khá nóng, thách thức sức chịu đựng của con người. Khi nhiệt độ cuối ngày xuống trên dưới 30 độ C, cũng là lúc con người bơ phờ mệt mỏi trước cái nóng đã qua trong ngày. Trạng thái mệt mỏi ấy được gọi bằng cụm từ rất quen thuộc, natsubate. Người Tokyo hay nói chung người Nhật tin rằng, ăn lươn là cách chữa trị natsubate hiệu quả nhất. Họ đã dành cả một ngày đặc biệt giữa mùa hè làm ngày ăn lươn, và ngày đó được gọi là Doyo Ushi no Hi.


Theo âm lịch, Doyo là thời điểm khoảng 18 ngày trước ngày lập thu, là thời gian nóng nhất trong năm, từ khoảng 20 tháng 7 đến ngày trước ngày lập thu (ngày đầu tiên của mùa thu).


Ngày Doyo no hi cũng có năm có tới 2 lần. Lần thứ 2 người ta gọi là Doyo no hi thứ 2. Thường cứ 2 năm lại có 1 năm có 2 lần Doyo no hi (thế là những bạn mê lươn tha hồ ăn nha :p).

Dưới đây là bảng biểu những ngày Doyo Ushi:


doyo_19.jpg



Luôn có một giai đoạn Doyo trước khi bắt đầu mùa đông, mùa xuân, mùa hạ, mùa thu. Người Nhật biết rất rõ và dễ dàng nhận ra ngày Doyo và thường khi nói đến ngày Doyo no Ushi no hi, người ta nghĩ ngay đến Doyo no hi của mùa hè và họ luôn tâm niệm ăn lươn sẽ giúp họ tăng thể lực, khỏe mạnh hơn trong những ngày hè nóng bị tiêu hao sức lực và mệt mỏi.


Doyo_02.jpg



Doyo_01.jpg



Lịch sử ra đời ngày Doyo no ushi no hi


Vào thời Edo, tình hình buôn bán của một cửa hàng lươn nọ trong ngày hè không được tiến triển tốt lắm, người chủ cửa hàng thua lỗ nặng đã đến tham vấn nhà khoa học lỗi lạc Hiragi Gennai (1729-1780). Gennai nói rằng việc ăn những thực phẩm có chữ “U” trong ngày Doyo no hi, sẽ có thể chống lại sự khắc nghiệt của mùa hè và khuyên người chủ cửa hàng hãy dán câu “hôm nay là ngày Doyo no hi” trước cửa hiệu.

Một điều kỳ lạ là sau khi dán câu nói của Gennai lên trước cửa hàng thì hoạt động kinh doanh của cửa hàng trở nên thịnh vượng và phát đạt hơn bao giờ hết. Câu nói của Gennai cùng thành quả của người chủ cửa hàng nọ đã lan rộng khắp nơi. Cửa hàng này bắt chước chủ cửa hàng kia, và thế là tập quán ăn lươn trong ngày Doyo no ushi no hi ra đời và lan truyền rộng rãi từ đó.


Doyo_03.gif




Theo như sách sử để lại, thực phẩm gắn với chữ “U” không nhất thiết phải là Unagi mà ngay cả Udon, Udo cũng đều hợp lý cả. Thế nhưng tập quán ăn lươn phổ biến trong ngày này không phải là không có cái lý của nó. Chẳng hạn Sô cô la dành cho lễ tình nhân, thì Unagi được xem là sản phẩm đại diện cho chủ nghĩa thương nghiệp. Chỉ có Unagi mới giàu Vitamin B nên có thể hiệu quả trong việc chống chứng biếng ăn hay chứng mệt mỏi trong mùa hè nóng nực. Với lập luận trên, người Nhật cho rằng việc ăn lươn gắn liền với Doyo no ushi no hi là hoàn toàn hợp lý.


Một điều đáng nói là từ Ushi trong Doyo no Ushi no hi có cách đọc giống với Ushi nghĩa là con bò nhưng cách viết chữ Hán khác nhau. Sở dĩ thời bấy giờ người Nhật không nghĩ đến Ushi (con bò) là do xã hội Nhật hạn chế việc ăn thịt động vật như trâu bò…bởi đây là những con vật luôn gắn bó và là một phần hỗ trợ sức lao động của người nông dân Nhật.


Ngoài tập quán ăn lươn được lưu truyền đến ngày nay. Trong quá khứ, người Nhật còn có tập quán ăn quả bí và quả mơ khô nhưng đáng tiếc là các tập quán này không được lưu truyền và phổ biến rộng rãi trong xã hội Nhật ngày nay.

Hàm lượng dinh dưỡng có trong lươn


Lươn là một thực phẩm dồi dào chất dinh dưỡng. Nhiều vitamin B1, A, giàu EPA (chất làm giảm nồng độ Cholesterol trong máu) và DHA. Đặc biệt loại lươn, Yatsume Unagi (lươn có 7 lỗ trên cơ thể) được xem là một bài thuốc y dược xuất sắc trị chứng quáng gà trong nhiều thế kỷ qua.


Lươn bỏ xương

Ở Nhật, món Kabayaki hay lươn nướng (lươn tách đôi, bỏ xương, tẩm xì dầu ngọt Nhật) là một kiểu phổ biến nhất cho món lươn Unagi. Lươn Unagi sinh ở biển, sau đó di trú đến sông, suối và các đầm lầy, kênh rạch Nhật Bản. Nhiều vùng đảo Nhật Bản nổi tiếng với lươn Unagi và trở thành những vùng sản xuất lươn Unagi nổi tiếng.


Doyo_04.jpg



Ở Kansai, lươn làm sẵn theo kiểu hara-biraki (lươn chẻ bụng). Phần thịt được rạch những đường mỏng trên bề mặt, xỏ xiên trước khi ngâm trong hỗn hợp Mirin, nước tương và đem đi nướng. Sau khi nướng lươn phải trở nên vàng bóng, có mùi thơm tỏa ngào ngạt

Doyo_05.gif



Ở Tokyo và vùng đồng bằng quanh Kanto, Sei biraki (lươn chẻ lưng) là một phương pháp sơ chế lươn phổ biến. Cách này giúp giữ thịt lưng phần bụng liền nhau. Xiên tre thường được dùng cho món này. Lươn sau khi giết chết đem đi hấp, sau đó nướng sơ qua rồi mới tẩm gia vị và đem đi nướng. Cách này thường được làm đối với những con lươn ốm và dáng hơi thô. Khắp Nhật Bản, món lươn Unagi Kabayaki thường đươc rưới xốt Sansho (tiêu Nhật) trước khi ăn.


Doyo_06.jpg



Các loại lươn

Bên cạnh lươn Unagi, còn 3 loại lươn khác cũng khá phổ biến tại Nhật: Anago, Hamo, Dojo. Trong đó Anago là sinh vật sống trong các ao hồ nước ngọt, thịt khá mềm, ít chất béo nhất. Không giống Unagi, Anago thường được thấy trong các bàn tiệc Nhật qua món Tempura, món cơm sushi Nigiri zushi, Yawata maki (món cuộn rễ/lá cây ngư bàng đã luộc với Anago hoặc thịt bò...). Anago cũng được chọn là một thành phần quan trọng trong món trứng tráng cuộn.


Doyo_12.jpg



Với Hamo, quả thật là một nỗi ám ảnh và kinh hoàng để có thể giết và làm thịt nó. Hamo là loại lươn biển, dài khoảng 2 m, thân hình khá giống Unagi. Miệng to, răng khá phát triển, phần lưng màu xám tro, bụng có màu trắng.

Hamo có đến hàng ngàn xương nhỏ nên khi chế biến món ăn với hamo, người ta phải loại bỏ tất cả xương của nó. Suốt mùa hè, đặc biệt là dịp lễ hội Gion cũng chính là mùa của Hamo, các nhà hàng của Kyoto đều xem Hamo như là nét đặc sắc để giới thiệu với thượng khách. Món Hamo tuyệt nhất chính là Hamo bỏ xương, được chế biến căng phòng lên giống như đóa hoa mẫu đơn chớm nở, trên bề mặt rưới xốt thịt quả mơ khô. Món thứ 2 từ Hamo không kém phần trang trọng, đó là Hamo zushi.

Ngày nay xu hướng ăn lươn đã phát triển mạnh không chỉ đơn thuần dành cho ngày Doyo no ushi no hi của mùa hè


Edo hay Tokyo ngày nay, còn có 1 món ăn khác từ lươn cũng được khá nhiều người Nhật thích. Đó là Yanagawa nabe. Những miếng lươn ngon lành được làm sạch cho vào nồi đất hầm trong nước xốt với rể cây ngưu bàng cắt nhỏ, vài quả trứng tươi rưới vào nồi đang sôi làm cho món ăn thêm thơm ngon và hấp dẫn đến lạ kỳ. Lươn và rễ cây ngưu bàng là 2 sự phối hợp hương vị đặc trưng trong những tháng hè nóng nực. Có lẽ các bạn sẽ rất ngạc nhiên, bởi lẽ lẩu Yanagawa nabe rất nóng, song với thời tiết nóng như mùa hè mà lại ăn thức ăn nóng thì có vẻ không hợp lý. Nhưng các bạn biết không, người Nhật tin rằng ăn thực phẩm nóng như lẩu và dùng thức uống nóng sẽ giúp loại bỏ nhiệt nóng và làm mát lạnh cơ thể.


Doyo_13.jpg



Doyo_14.jpg



Doyo_15.jpg


Doyo_16.jpg



doyo_18.jpg



Ngày nay xu hướng ăn lươn đã phát triển mạnh không chỉ đơn thuần dành cho ngày Doyo no ushi no hi của mùa hè. Bạn dễ dàng nhìn thấy lươn có mặt trong khắp các siêu thị, các gian hàng tự động khắp các mùa trong năm. Bởi Doyo chính là khoảnh khắc giao mùa giữa các mùa trong năm nên ăn lươn vào bất kỳ mùa nào cũng mang một ý nghĩa quan trọng là nâng cao sức khỏe và sinh lực cho con người.


Chế biến món ăn với lươn


Unagi thường được ăn cùng với cơm nóng đựng trong bát gốm. Nên món ăn này còn được biết với tên Unadon. Una trong Unagi nghĩa là lươn tẩm xì dầu nướng; don trong donburi có nghĩa là cái bát.

Doyo_07.jpg



Khi món cơm unagi được phục vụ trong chiếc hộp vuông, phết sơn bóng loáng, thì lại được biết với tên gọi Unaju. Ju ở đây là jubako có nghĩa là hộp đựng thức ăn hay hộp thực phẩm nhiều tầng. Với cách trang trí món cơm kiểu Unaju, món Unagi càng trở nên trang trọng và tao nhã hơn bao giờ hết. Có lẽ chính vì thế mà giá của món Unaju trong các nhà hàng và quán ăn Nhật luôn cao hơn Unadon.


Doyo_08.jpg



Doyo_09.jpg



Doyo_10.jpg



Lươn Kabayaki thường được đông lạnh và hút chân không đóng gói bán tại các cửa hàng, shop, siêu thị Nhật. Với lươn Kabayaki đã được đóng gói kiểu này, sau khi mua về bạn có thể xả đông và dùng ngay với cơm hay sơ chế lại cho nóng, làm sushi cũng rất tiện lợi. Khi nói tới món lươn kiểu Kabayaki người Nhật hay nói ngắn gọn là Unagi.


Tại Việt Nam, bạn có thể mua Unagi tại các shop thực phẩm Nhật Bản. Một túi đông lạnh, hút chân không Unagi gồm 2 con kèm xốt Sansho giá 13$.
( Cái link gốc bị die nên ở đây cũng die luôn, huhu, mất công mình ngồi hì hụi)

--------------------------
Sưu tầm
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top