Đồng yên ngập ngừng vào thị trường Việt

Đồng yên ngập ngừng vào thị trường Việt

(VietNamNet) - Một dự án đưa đồng yên Nhật thâm nhập vào két các ngân hàng Việt đang được Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đặt ra.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng các cơ quan đại diện cho Chính phủ Nhật Bản vừa bàn về các giải pháp cho một mô hình ''Tài trợ thương mại bằng đồng yên Nhật đối với Việt Nam''.

images422566_dongYen.jpg
Đồng yên vẫn còn lạ lẫm với đa số người Việt Nam.​

USD đã ''độc canh'' quá lâu

Viện Tiền tệ Quốc tế Nhật Bản cho rằng, các DN trên thị trường Việt Nam từ khi mở cửa vẫn chủ yếu sử dụng đồng USD cho hoạt động thương mại của mình. Ngay cả phía Chính phủ Việt Nam cũng có những chính sách khuyến khích xuất khẩu mạnh mẽ để thu hút đồng USD. Giá cả các mặt hàng xuất khẩu của VN đều được niêm yết bằng đồng USD, nhiều DN cần nhập khẩu các sản phẩm trung gian nên phải duy trì dự trữ đồng USD. Đồng USD hiện được chấp nhận thanh toán rộng rãi và để tích trữ tài sản trên thị trường Việt Nam. Trong khi đó, tại Việt Nam đang có rất ít các giao dịch được tiến hành bằng đồng Yên.

Đồng yên sẽ san sẻ gánh nặng rủi ro với USD?

Phía Nhật Bản đã đưa ra một mô hình Quỹ tài trợ thương mại áp dụng với Việt Nam như sau: Các tổ chức tài chính Nhật Bản cung cấp các khoản vay trung và dài hạn bằng đồng Yên cho phía Việt Nam. Các tổ chức Nhà nước Việt Nam lựa chọn các ngân thương mại Việt Nam đủ điều kiện để cung cấp cho các khách hàng (các nhà xuất khẩu).

Theo các chuyên gia, sẽ có nhiều lợi thế của Quỹ tài trợ thương mại bằng đồng Yên đối với Việt Nam. Quan trọng nhất là sẽ tránh được rủi ro tài chính nếu các DN quá tập trung vào đồng USD. Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997 - 1998) người ta tin rằng rất nhiều nước đã gắn đồng nội tệ với USD. Đó chính là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến khủng hoảng. Việt Nam mới bắt đầu mở cửa thị trường tài chính và thị trường vốn cho các nhà đầu tư kinh doanh nước ngoài. Sẽ có rất nhiều rủi ro khi quá tập trung vào đồng USD, xét về mức độ nào đó gần như là đồng ngoại tệ duy nhất được sử dụng trong thanh toán thương mại và giao dịch tài chính.

Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, sẽ rất hiệu quả nếu các DN tại Việt Nam sử dụng đồng yên trong giao dịch hiện tại và hoàn toàn hợp lý khi chuyển dần từ USD sang đồng yên để đa dạng hoá "rổ" tiền tệ của mình.

Trong việc thúc đẩy tài trợ thương mại, Quỹ tài trợ bằng đồng yên sẽ rất hiệu quả trong việc giúp đạt được những giao dịch tài chính lành mạnh và để phát triển các giao dịch xuất khẩu với Nhật Bản.

Tiến trình đưa đồng Yên vào Việt Nam cũng sẽ phân tán cơ cấu đồng tiền trong dự trữ ngoại hối và quản lý nợ bằng đồng yên. Các khoản cho vay bằng đồng yên của Chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam đã được nối lại vào những năm 1990. Kể từ đó đến nay, các khoản vay ODA được thông qua bằng đồng yên cho Chính phủ Việt Nam đã lên đến 832,2 tỷ yên.

Hiện những hỗ trợ tài chính liên quan đến thương mại bằng ngoại tệ do các ngân hàng ngoại hối Việt Nam cung cấp cũng hạn chế. Nếu Quỹ tài trợ thương mại bằng đồng yên được cung cấp cho các công ty Việt Nam có các giao dịch xuất khẩu với các nhà nhập khẩu uy tín cao của Nhật Bản, họ có thể tận dụng lãi suất thấp của đồng yên.

Một lợi ích khác là sẽ giảm rủi ro ngoại hối đi kèm theo nợ nước ngoài cho Việt Nam. Khoản thu từ xuất khẩu bằng đồng yên sẽ trở thành nguồn vốn để hoàn trả nợ bằng yên, như vậy sẽ không phải chịu rủi ro ngoại hối. Việc định giá hàng hóa xuất khẩu bằng yên sẽ là công cụ tiếp thị hiệu quả khi các DN khai thác chỗ đứng trên thị trường Nhật.

Những bước đi ngập ngừng
Về phía Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, rất cần thiết phải bổ sung thêm các đồng tiền khác vào thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, nếu các giao dịch đồng yên mở rộng cả về khối lượng và số lượng, vấn đề đáng lo ngại là cơ sở hạ tầng tài chính trong nước. Các DN cần thêm các nghiệp vụ tự bảo hiểm rủi ro ngoại hối và các chức năng khác nhằm nâng cao hiệu quả thị trường trong nước.

Một vấn đề nữa sẽ phải vượt qua nếu muốn phổ biến hóa đồng yên tại thị trường trong nước là các ngân hàng Việt Nam hiện không quen với đồng yên. Mặt khác, với hầu hết các công ty có thiên hướng xuất khẩu thì các khách hàng của họ không chỉ giới hạn ở Nhật Bản mà còn các đối tác thương mại ngoài Nhật Bản nên trước mắt chỉ nên gia tăng dần đồng yên trong các giao dịch tiền tệ tại Việt Nam. Các DN cũng cần được bảo hiểm rủi ro đối với các rủi ro kỳ hạn ngoại hối của đồng yên.

Ngân hàng Nhà nước cũng băng khoăn rằng, cơ quan nào của Nhật sẽ đưa hạn mức tín dụng thương mại? Việc phân chia vai trò và trách nhiệm phải được quy định cụ thể trong Quỹ tài trợ thương mại này...

Từ tài khóa 2003, Bộ Tài chính Nhật Bản đã tài trợ cho một Dự án nghiên cứu về Quốc tế hóa đồng yên (xúc tiến sử dụng đồng yên) trong thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản. Được Bộ Tài chính Nhật ủy nhiệm, Viện Tiền tệ Quốc tế Nhật Bản đã bắt đầu thảo luận về "Tài trợ thương mại bằng đồng yên cho Việt Nam" trong khuôn khổ Dự án.

Tài khóa 2004, Bộ Tài chính Nhật giao cho Viện Tiền tệ Quốc tế tiếp tục giai đoạn hai Dự án "Tài trợ thương mại bằng đồng yên" giữa Việt Nam và Nhật Bản. Nhiệm vụ quan trọng nhất của giai đoạn hai là xây dựng cơ chế để hướng khoản vay này cho khu vực tư nhân. Tức là tìm, xác định những khách hàng xuất, nhập khẩu Việt Nam có thể tận dụng đồng yên để phát triển quan hệ xuất nhập khẩu với phía Nhật bản và cho phép các bên liên quan thực hiện giao dịch.

Dự án tài khóa 2004 nhấn mạnh vào tính khả thi của việc tài trợ thương mại bằng đồng yên cho khu vực tư nhân. Dự án mong muốn thúc đẩy hoạt động ngân hàng thương mại trong lĩnh vực tài trợ thương mại. Qua đó Việt Nam có thể được cấp hạn ngạch tín dụng của các định chế ngân hàng quốc tế nhằm duy trì và thúc đẩy hoạt động thương mại với quốc tế. Điều này phù hợp với quan điểm của các nhà chức trách Việt Nam là các định chế tài chính không nên dựa vào việc đẩy mạnh tín dụng của khu vực quốc doanh, như bảo lãnh của Chính phủ.

Hồng Phúc
 
Sửa lần cuối:

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top