Đôi điều về con đường của “Hậu Tu nghiệp sinh”

Đôi điều về con đường của “Hậu Tu nghiệp sinh”

Thực tế đã cho thấy khá nhiều người Việt Nam sau khi hoàn tất thời gian tu nghiệp 3 năm lại muốn tìm đường quay lại Nhật. Lý do thì có lẽ cũng có nhiều. Người thì muốn quay lại để làm việc, kẻ khác lại vì muốn gần người yêu, cũng có trường hợp muốn qua Nhật du học v.v…. Và để qua lại Nhật được thì tất nhiên không thể đi tu nghiệp lần thứ hai. Con đường còn lại là du học, kết hôn, kỹ sư và du lịch (sau đó bỏ trốn).
Ở đây xin bàn đến hai cách là du học và kỹ sư(phiên dịch… nếu bạn có bằng cấp).

+Du học nên hay không?
Thấy khá nhiều bạn tu nghiệp sinh chọn con đường này. Nhìn bề ngòai thì du là con đường dễ nhất. Tuy thế xét kỹ ra cũng không phải là cách “dễ nuốt”. Lý do vì sao?
Nếu so sánh với tu nghiệp sinh thì du học sinh có những nỗi khổ riêng. Đó là nếu như tu nghiệp sinh được công ty hay nghiệp đòan lo chỗ ở, bảo đảm công việc và lo chăm lo khi có bệnh tật thì lưu học sinh lại phải tự bản thân lo tất cả những vấn đề này. Ví dụ đơn giản là nếu như tu nghiệp sinh có gặp khó khăn nào đó thì có thể báo công ty hay gọi điện cho phiên dịch của nghiệp đòan và đề nghi giúp giải quyết. Nhưng với trường hợp tương tự thì lưu học sinh dù có báo nhà trường thì cũng không được giúp đỡ nhiều vì nhà trường không có nhiều trách nhiệm như công ty đối với tu nghiệp sinh.

Ngòai ra, nếu như tu nghiệp sinh được đảm bảo công việc làm và có một nguồn thu nhập ổn định thì lưu học sinh lại phải lo canh cánh không biết khi nào sẽ bị mất việc làm thêm(Nếu như tu nghiệp sinh khó bị đuổi việc (hay mất việc) thì lưu học sinh với thân phận làm thêm sẽ dễ dàng mất việc bất cứ lúc nào).

Có nhiều tu nghiệp sinh vẫn so sánh 1 cách phiến diện rằng lưu học sinh sướng vì được tự do. Tuy thế thực tế thì hoàn tòan khác. Lưu học sinh cũng phải hòan thành mốt số lượng tín chỉ và phải lên lớp với số giờ nhất định. Nếu không đạt được yêu cầu này sẽ gặp khó khăn cho việc gia hạn visa tiếp theo.

Bản thân tôi thì vẫn có suy nghĩ liệu một số tu nghiệp sinh đã quen với việc được nghiệp đòan và công ty nâng đỡ, quen với công việc tay chân ở xưởng không mấy khi sử dụng đến tiếng Nhật(đặc biệt là văn viết) có khả năng thích nghi ngay với môi trường du học- khi mà bản thân sẽ phải tự túc tất cả, yêu cầu viết lách sử dụng tiếng Nhật cũng khá cao? Tất nhiên ở đây bàn đến những đối tượng muốn đi du học thực sự. Còn chỉ lấy cớ du học để qua lại Nhật thì xin miễn bàn.


Cũng xin nói ngòai lề là hiện nay trên mạng đã xuất hiện một số bài viết quảng cáo của các công ty du học. Ở những bài viết này cuộc sống du học được tô vẽ lên nhằm thu hút những đối tượng đã từng đi tu nghiệp. Tôi nghĩ những tu nghiệp sinh đã về nước và muốn đi du học thực sự nên tỉnh táo với các thông tin mang tính 1 chiều(như bảo đảm làm thêm thu nhập cao, công việc ổn định .v.v… Không bị gò bó như TNS. Thủ tục đảm bảo đạt 100%..)

(Còn tiếp)
 
Bình luận (40)

phudungtrang78

New Member
Bài viết này rất hay và bổ ích. Mình cũng đã từng là TNS và cũng đang nuôi ý định quay lại Nhật du học với mục đích kiếm tiền là chính( Các bạn đừng cười nhé). Nhưng khi đọc xong bài viết của bạn mình sẽ phải suy nghĩ thật kĩ hơn.
Xin trân thành cám ơn nhé!
 

kamikaze

Administrator
Nói thêm ngòai lề:
Cách đây vài năm về trước thì hầu hết các trường tiếng Nhật đều quay lưng lại với TNS. Chính tôi đã gọi điện cho khoảng 10 trường tiếng thì câu trả lời đều là không chấp nhận. Lý do họ đưa ra là vì đã đi tu nghiệp thì về phải đóng góp cho đất nước. Tuy thế sau khi nói chuyện với vài người làm ở trung tâm tiếng Nhật thì họ bảo rằng thực tế là làm thủ tục cho tu nghiệp sinh qua du học rắc rối gấp nhiều lần bình thường nên họ không muốn dính vào.

Tuy thế gần đây do khủng hỏang dẫn đến sinh viên nói chung và lưu học sinh giảm khá mạnh. Do đó đã có một số trường chấp nhận làm giấy tờ cho tu nghiệp sinh qua du học để đảm bảo đầu vào. Cũng xin nói thêm là đây là những trường chú trọng đầu vào miễn đóng học phí cho họ là mọi việc ok. Do đó không nên đòi hỏi chất lượng đào tạo ở những nơi này.
Do đó nếu như bạn muốn học thật sự thì đừng vội mừng khi được nhà trường chấp nhận hồ sơ ngay dù mới đi tu nghiệp về.

Với những bạn muốn qua Nhật dưới dạng du học để "kiếm tiền" thì hãy suy nghĩ về các vấn đề sau đây:

- Du học để tồn tại được thì tất nhiên bạn phải đóng học phí. Và ngòai học phí ra bạn cũng phải trả tiền nhà cửa để đảm bảo cuộc sống tối thiểu.

-Làm thêm của bạn sau khi trang trải hết các thứ trên thì sẽ còn bao nhiêu?

-Đừng bao giờ nghe lời quảng cáo " làm thêm lương 2500 usd/ tháng". Hãy liên tưởng lại tiền lương và cường độ làm việc của bạn thời tu nghiệp sinh bạn sẽ có câu trả lời thích đáng cho vấn đề này. Lương 2500 usd không phải là không có khả năng. Tuy thế với điều kiện có công việc tốt+ dành hết thời gian để đi làm (có thể là cùng lúc 2-3 công việc).
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

phudungtrang78

New Member
Thật là khó khăn thực sự! Bác Kamikaze cho em hỏi 1 câu được chứ? Liệu ngoài con đường du học để quay lại Nhật thì còn con đường nào bớt chông gai cho những TNS như tụi em được không? Em đã có bằng cao đẳng và 3kyu.
Thanks bác nhiều !
 

kamikaze

Administrator
+Đi theo con đường kỹ sư hay kỹ thuật viên:
-Kỹ thuật viên hay kỹ sư là gì?
Nói nôm na thì là lao động phải sử dụng đến kiến thức kỹ thuật. Nói cụ thể ra hơn chút nữa thì là những người đã tốt nghiệp đại học (hay có kinh nghiệm tương đương tốt nghiệp đại học) ngành tự nhiên như lập trình, chế tạo máy, thiết kế v.v… Những người này sẽ có khả năng qua Nhật với điệu kiện được công ty Nhật nhận vào làm đúng ngành đã học và chịu trách nhiệm lo thủ tục và bảo lãnh.

-Tu nghiệp sinh có thể đi theo dạng này không?
Câu trả lời là có nếu như Tu nghiệp sinh đáp ứng đủ những điều kiện trên đây.

-Những khó khăn mà tu nghiệp sinh gặp phải:
Thứ nhất là về mặt thủ tục khai báo không thống nhất. Đa số tu nghiệp sinh đã bị khai man hồ sơ để hợp pháp hóa việc đi tu nghiệp. Ví dụ nhiều người dù đã tốt nghiệp đại học nhưng bị khai thời gian đi học này là “đã làm cho công ty A –B nào đó” và rút cuộc phải hóa phép cho chủ nhân hồ sơ chỉ tốt nghiệp cấp ba. Thực tế rất nhiều tu nghiệp sinh đã không biết về vấn đề này và bây giờ cũng khó có thể lục lại hồ sơ để khai cho đúng hay thống Nhất.
Thứ hai là đa số các công ty mà TNS đã làm việc muốn nhận TNS lại nhưng lại phần vì keo kiệt không muốn bỏ chi phí cho người làm thủ tục, phần nữa vì không hiểu biết về thủ tục nên chỉ phán tu nghiệp sinh 1 câu “ hãy tìm cách sang đây sẽ có việc ngay”! Sang làm sao được khi không có ai bảo lãnh. Không rành về thủ tục!
Thứ ba là do thủ tục rắc rối khó khăn nên bản thân tu nghiệp sinh cũng dễ nản. Và những người chuyên làm giấy tờ cũng không muốn dính vào(Xin nói thêm là để làm cho 1 tu nghiệp sinh qua lại được Nhật thì sẽ mất công gấp 2-3 lần làm cho 1 người chưa đi tu nghiệp sinh. Trong khi đó công ty muốn tiếp nhận hay bản thân tu nghiệp sinh không hiểu vấn đề này nên hầu như không muốn “chi” cho xứng đáng điều này nên ít ai muốn làm).

-Nên như thế nào:
-Vấn đề đầu tiên là nên kiên nhẫn. Chịu khó tìm hiểu và chờ đợi. Dễ nóng vội, dễ nản sẽ không bao giờ thành công. Và cũng nên tự hiểu chỗ đứng của bản thân mình để khi cần thiết thì phải biết chi ra cho thích hợp.

-Trình tự để quay lại một cách hợp lý nhất là như sau:
Sau khi hoàn thành tu nghiệp về Việt Nam nên đi làm cùng nhóm ngành đã tu nghiệp. Và nếu như chưa tốt nghiệp đại học hay cao đẳng thì hãy bỏ thời gian ra học để lấy bằng cao đẳng. Tất nhiên là nên học cùng chuyên ngành với công ty mà mình muốn quay lại. Trong thời gian này đừng quên giữ liên lạc với công ty. Và khi tốt nghiệp xong thì hãy xin vào làm chính thứ ở công ty cùng chuyên ngành ở VN ít ra là vài tháng rồi hãy tiến hành làm thủ tục qua lại Nhật.
Trường hợp không qua lại được công ty đã tu nghiệp thì nên chọn công ty khác ở Nhật gần giống với chuyên ngành.

-Cần một nơi biết làm giấy tờ:
Sau Khi đã đáp ứng được những điều trên đây thì hãy tìm một nơi hiểu về giấy tờ cho kỹ sư cũng như hiểu về tu nghiệp sinh để nhờ họ làm giấy tờ. Việc làm giấy tờ như thế nào sẽ ảnh hưởng khá lớn đến việc được cấp phép hay không.
Để tránh việc bị ăn cắp thông tin như những lần trước tôi xin không đi sâu vào cách làm giấy tờ như thế nào, cần những gì nhưng ai làm thì nên nhơ rằng với cách làm bình thường (chỉ cung cấp giấy tờ cần thiết tối thiểu )thì chưa đủ!

-Nói thêm:
-Cũng xin lưu ý đây không phải là thông tin “nói suông” hay “tham khảo “ ở đâu đó. Mà đây là thông tin thực tế tôi đã tham gia làm và có trường hợp dù TNS nhưng khi quay lại đã được cấp ngay visa 3 năm thay vì 1năm như kỹ sư vẫn được cấp.
-Để tránh việc thông tin bị lợi dung và sau đó còn bị đòi kiện lại tôi sẽ không trả lời những câu hỏi về thủ tục nên thế nào, cần cái gì v.v…
 

kamikaze

Administrator
Thật là khó khăn thực sự! Bác Kamikaze cho em hỏi 1 câu được chứ? Liệu ngoài con đường du học để quay lại Nhật thì còn con đường nào bớt chông gai cho những TNS như tụi em được không? Em đã có bằng cao đẳng và 3kyu.
Thanks bác nhiều !

Thiếu gì con đường nhỉ? Ngòai du học ra thì còn có đi theo dạng lao động (bao gồm phiên dịch, kỹ sư...). Ngòai ra còn 1 cách nữa là xin vào làm công ty Nhật nào đó và được họ cử đi Nhật thì cũng sẽ dễ dàng vượt qua các khó khăn mà Tu nghiệp sinh gặp phải.
Vấn đề là nên nhin xa trông rộng và đầu tư vào 1 chút thời gian. Đừng nhìn theo kiểu "qua Nhật ngay để kiếm tiền"!
Kiếm tiền thời tu nghiệp sinh còn được nghiệp đòan và công ty bảo kê thì khác với kiếm tiền khi tự 1 thân 1 mình qua Nhật đấy.
 

Nhocnago

New Member
Đối với nữ Tu nghiệp muốn quay lại Nhật với tuổi đời ngấp nghé ngoài 30 thì tỉ lệ có thấp không ạh? Trước đây làm về cty sx nhực ô tô thì khi học lên cao đẳng nên học ngành gì cho tương ứng? Và liệu cao đẳng chính qui và cao đẳng nghề có bị phân biệt? (Ở VN cái gì cũng cần "chính qui", hix hix mà em thì lại thực tế và theo sức học của mình, không thích học tràn lan nào GDQP-giáo dục quốc phòng, nào chính trị - tư tưởng mác lênin, triết học gì gì đó)... Mong nhận lời hồi đáp từ các anh/chị.
 

kamikaze

Administrator
Học cái gì và làm như thế nào thì dựa vào các thông tin trên kia để suy nghĩ.
Riêng việc không muốn học cao đẳng chính quy thì e hơi tham lam đấy. Muốn có cơ hội tốt nhưng lại đi đường tắt là không xong. Nên nhớ "cao đẳng" là giới hạn tối thiểu (thường thì người ta yêu cầu đại học 4 năm chứ không phải là cao đẳng).

P.S: Xin phép không trả lời những câu hỏi dành cho 1 cá nhân nào (các bạn có thông tin(dù ít nhiều cũng đã từng sống ở Nhật) không chia sẻ với ai chỉ biết nhận vào là hơi bị "khôn hơn người đấy"!)
 

Nhocnago

New Member
Chiếu theo hệ thống văn bằng quốc gia, thì văn bằng cao đẳng chính qui và cao đẳng nghề có giá trị như nhau, nhưng cao đẳng nghề chỉ xét tuyển không thi đầu vào và nghiêng về thực hành hơn. Cũng phải học 3 năm ý, cơ hội lấy bằng cao đẳng đó được mở ra đối với những người không đủ lực để học chữ nhiều, những người tốt nghiệp cấp 3 đã quá lâu (như em chẳng hạn, 10 năm hơn rồi còn gì, làm sao mà nhớ nổi những hằng đẳng thức, cách giải phương trình và những cách chứng minh của hình học hả anh?). Không phải là "khôn hơn người đâu" mà là muốn biết rõ để "làm người cho tốt hơn", chứ có phải đi đường tắt như anh nói đâu, mà là ngược lại ý. Vì muốn học Đại Học, có những bạn không thi nổi đầu vào nên phải đi đường vòng: 2 năm Trung cấp-> liên thông 1,5 năm Cao Đẳng-> 1,5 năm Đại Học (tùy trường, có thể là 2 năm nữa). Tính ra là bỏ công sức và thời gian ra nhiều hơn các bạn thi thẳng vào Đại Học đó chứ! Đính chính lại dùm em đi.
 

diudang189

*-: a happi-girl :-*
Thành viên BQT
P.S: Xin phép không trả lời những câu hỏi dành cho 1 cá nhân nào (các bạn có thông tin(dù ít nhiều cũng đã từng sống ở Nhật) không chia sẻ với ai chỉ biết nhận vào là hơi bị "khôn hơn người đấy"!)

Không phải là "khôn hơn người đâu" mà là muốn biết rõ để "làm người cho tốt hơn", chứ có phải đi đường tắt như anh nói đâu, mà là ngược lại ý. Vì muốn học Đại Học, có những bạn không thi nổi đầu vào nên phải đi đường vòng: 2 năm Trung cấp-> liên thông 1,5 năm Cao Đẳng-> 1,5 năm Đại Học (tùy trường, có thể là 2 năm nữa). Tính ra là bỏ công sức và thời gian ra nhiều hơn các bạn thi thẳng vào Đại Học đó chứ! Đính chính lại dùm em đi.

"Khôn hơn người" là chỗ chỉ muốn có được thông tin mà ko chia sẻ, nói chung cho những người như vậy, có gì không đúng đâu mà phải đính chính.

Một con đường nữa là làm đúng "phận sự" của tu nghiệp sinh mà có vẻ nhiều người ko thích?: ở lại trong nước và làm việc. Vẫn thấy nhiều cơ hội cho những người đã từng tu nghiệp, nhất là với những người trong thời gian ở Nhật biết chịu khó tận dụng học >> khá tiếng Nhật.
 

takeo203

Moderator
Đối với nữ Tu nghiệp muốn quay lại Nhật với tuổi đời ngấp nghé ngoài 30 thì tỉ lệ có thấp không ạh? Trước đây làm về cty sx nhực ô tô thì khi học lên cao đẳng nên học ngành gì cho tương ứng? Và liệu cao đẳng chính qui và cao đẳng nghề có bị phân biệt? (Ở VN cái gì cũng cần "chính qui", hix hix mà em thì lại thực tế và theo sức học của mình, không thích học tràn lan nào GDQP-giáo dục quốc phòng, nào chính trị - tư tưởng mác lênin, triết học gì gì đó)... Mong nhận lời hồi đáp từ các anh/chị.
-Tuổi đời đã ngấp nghé ngoài 30,sao ko tính toán cho mình ở nơi mình sống 1mái nhà hạnh phúc mà còn thích phiêu lưu,làm về nhựa xe hơi giò muốn đi học về ngành này nơi dây để đi làm chuyên nghành?liệu có thả mồi bắt bóng ko?Dù có tốt nghiệp xong nếu công ty nhận thì cũng chỉ là mức lương tối thiểu,cần nhất là kinh nghiệm chứ ko phải bằng cấp,ko như VN, cái gì cũng bằng cấp và bằng cấp,mê đến nỗi bỏ tiền ra mua,ngoảnh đi ngoảnh lại chưa làm được gì đã xấp xỉ 40.Tuổi trẻ,tình yêu,hạnh phúc mất hết đổi lại cái gì nơi xứ người.Sao viễn tưởng thế,đọc truyện giờ thứ 25 đi,miêu tả anh nông dân bên tiệp mơ được vào sinh sống trên đất mỹ,sau bao khó khăn đau đớn cực nhọc anh đặt chân lên đất Mỹ, cũng là lúc anh bị còng vì chuyện đâu đâu...
 

diudang189

*-: a happi-girl :-*
Thành viên BQT
kami cho em hỏi là đi lại theo diện phiên dịch thì có yêu cầu bằng cấp (đại học/cao đẳng) ko? hay có bằng tiếng Nhật (N1) là có thể ạ?
 

Nhocnago

New Member
-Tuổi đời đã ngấp nghé ngoài 30,sao ko tính toán cho mình ở nơi mình sống 1mái nhà hạnh phúc mà còn thích phiêu lưu,làm về nhựa xe hơi giò muốn đi học về ngành này nơi dây để đi làm chuyên nghành?liệu có thả mồi bắt bóng ko?Dù có tốt nghiệp xong nếu công ty nhận thì cũng chỉ là mức lương tối thiểu,cần nhất là kinh nghiệm chứ ko phải bằng cấp,ko như VN, cái gì cũng bằng cấp và bằng cấp,mê đến nỗi bỏ tiền ra mua,ngoảnh đi ngoảnh lại chưa làm được gì đã xấp xỉ 40.Tuổi trẻ,tình yêu,hạnh phúc mất hết đổi lại cái gì nơi xứ người.Sao viễn tưởng thế,đọc truyện giờ thứ 25 đi,miêu tả anh nông dân bên tiệp mơ được vào sinh sống trên đất mỹ,sau bao khó khăn đau đớn cực nhọc anh đặt chân lên đất Mỹ, cũng là lúc anh bị còng vì chuyện đâu đâu...
Có vẻ như bậc tiền bối không hiểu về những dòng trao đổi giữa con và Admin. Vì con còn muốn kiếm tiền, chưa muốn có gia đình, cứ sống cho thỏa đam mê và thoải mái, là ích kỷ vì chỉ nghĩ đến bản thân, nhưng chưa đến lúc phải bó buộc vào sợi dây hôn nhân đầy ràng buộc.
 

Nhocnago

New Member
"Khôn hơn người" là chỗ chỉ muốn có được thông tin mà ko chia sẻ, nói chung cho những người như vậy, có gì không đúng đâu mà phải đính chính.
Muốn Ad đính chính về cao đẳng nghề không phải là con đường đi tắt.
Nhóc tham gia vào diễn đàn, đọc bài viết các members thì thấy vốn kiến thức sống ở Nhật và cả tiếng Nhật mình tích lũy được thật không bằng, nên chưa thể đóng góp. Nếu gặp những vấn đề của bạn nào cần trợ giúp mà mình đã từng có được, sẽ có câu trả lời cho bạn ấy.

Một con đường nữa là làm đúng "phận sự" của tu nghiệp sinh mà có vẻ nhiều người ko thích?: ở lại trong nước và làm việc. Vẫn thấy nhiều cơ hội cho những người đã từng tu nghiệp, nhất là với những người trong thời gian ở Nhật biết chịu khó tận dụng học >> khá tiếng Nhật.
Đơn giản vì mình không thích làm việc trong môi trường người Việt.
 

diudang189

*-: a happi-girl :-*
Thành viên BQT
Bác takeo kyuuhei quá rồi. Phụ nữ hiện đại đâu mấy ai nặng nề tâm niệm hạnh phúc là phụng dưỡng chồng con :lol:
 

diudang189

*-: a happi-girl :-*
Thành viên BQT
Đơn giản vì mình không thích làm việc trong môi trường người Việt.

Không thích làm việc trong môi trường người Việt thì liệu có trùng với nói chuyện/giao lưu trong môi trường người Việt ko nhỉ?
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top