Việc làm Đọc trước khi chọn đi Nhật làm liên quan đến xây dựng

Việc làm Đọc trước khi chọn đi Nhật làm liên quan đến xây dựng

Tại Nhật xây dựng là công việc rất vất vả và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhưng một thực tế là gần đây số người Việt Nam qua Nhật làm công việc liên quan đến xây dựng lại có xu hướng tăng lên.
xaydung.jpg

Bài viết này sẽ cố gắng tìm câu trả lời vì sao xây dựng lại là công việc vất vả? Vì sao số người đi làm việc liên quan đến xây dựng lại tăng lên. Qua đây hy vọng những bạn đang muốn qua Nhật làm công việc xây dựng có cái nhìn khách quan và có sự lựa chọn đúng đắn nhằm giảm thiểu rủi ro sau khi qua Nhật làm việc.

1/Vì sao xây dựng lại là ngành vất vả và tiềm ẩn nhiều rủi ro:
Xây dựng là một ngành mà ngay cả ở Việt Nam cũng không thể nói là nhàn hạ khi lao động phải vật lộn với vôi vữa, gạch đá, leo lên giàn dáo cao.
Tai nạn lao động có thể ập đến bất cứ khi nào. Hơn nữa xây dựng là ngành lao động phải sử tổn hao sức lực, chịu nắng chịu mưa, phai di chuyển từ
thường xuyên. Đây là đặc tính chung của ngành xây dựng.

Nhật Bản là một nước khá khắt khe tỷ mỷ trong công việc. Nên áp lực cho người làm ngành xây dựng là rất cao. Chưa nói đến những người Nhật làm ngành này lại nhận thức không cao và do đặc tính công việc nên họ dễ nổi nóng và thượng cẳng chân hạ cẳng tay với lao động nước ngoài bất cứ khi nào. Nếu như làm việc trong một dây chuyền sản xuất bạn sẽ được người quản lý chỉ việc khá tỷ mỷ, nhẹ nhàng thì với xây dựng
mọi chuyện lại khác. Công việc thay đổi mỗi ngày. Môi trường làm việc khá ồn ào. Công việc lại nguy hiểm. Vì vậy đồng nghiệp người Nhật của bạn sẽ không thể theo và nhẹ nhàng với bạn được. Thay vào đó là la hét, xô đẩy.
Tình trạng này nếu bạn không rành tiếng Nhật thì lại càng khó khăn hơn.

Ngoài ra khi nói đến xây dựng nhiều bạn sẽ tưởng tượng ra viễn cảnh là mọi thứ máy móc sẽ làm và mình chỉ bấm máy hay là làm những việc nhàn hạ như giám sát công trình. Thực tế thì lại hoàn toàn khác. Công việc "xây dựng" của người nước ngoài (bao gồm cả kỹ sư và thực tập sinh)
đa số là công việc tay chân như tháo dỡ nhà, lắp hay tháo dỡ dàn giáo... Hay có thể hiểu nôm na bằng hai từ "thợ hồ". Tất nhiên không phải không có việc khác cho người nước ngoài mà vấn đề là tiếng Nhật và chuyên môn không đủ nên buộc người Nhật phải cho lao động nước ngoài làm những việc tay chân như vừa đề cập.

Thứ đến nữa là cách tính lương của ngành xây dựng cũng khá đặc thù và không có lợi cho lao động. Cụ thể là lao động phải di chuyển nhiều, đi xa nhưng thời gian này không được tính lương. Ví dụ công trình xa và bạn phải dậy lúc 5 giờ sáng và đi đến nơi là 8 giờ. Thì thời gian di chuyển 3 tiếng của bạn cũng không được tính lương. Ngoài ra, ngành xây dựng đa số tính lương ngày. Vì thế khó có thể kiếm thêm bằng "tăng ca". Với người làm việc trong dây chuyền sản xuất của nhà máy thì thường đơn vị tính là 15 hay 30 phút. Làm dư giờ ra sẽ là "tăng ca". Nhưng xây dựng thì dù bạn về 6 giờ chiều hay 10 giờ đêmlương vẫn như nhau. Cũng đừng vội hiểu lầm là "do người Nhật bóc lột". Đây không phải là cách họ bịa ra để áp dụng riêng với người nước ngoài mà ngay cả người Nhật cũng như thế.

Một yếu tố quan trọng nữa cần nhắc đến là thảm hoạ rò rỉ phóng xạ do trận động đất và sóng thần gây ra năm nào đến nay vẫn chưa khắc phục xọng. Việc xử lý rác phóng xạ vẫn còn tiếp diễn. Và đây cũng là một bộ phận công việc của những người làm xây dựng. Như tin đa đưa có vài vụ người Việt bị cho đi dọn rác phóng xạ. Và gần đây Nhật đã cho phép các công ty sử dụng người nước ngoài cho công việc thu dọn rác này.
Khỏi cần nói thì sẽ là một rủi ro rất lớn nếu ai đó qua Nhật và được bố trí dọn rác phóng xạ.

Còn nhiều điều để nói nữa nhưng thiết nghĩ những ý trên đây cũng đủ cho ai muốn đi ngành xây dựng cân nhắc thiệt hơn rồi.


2/Vì sao vẫn có nhiều người đi Nhật theo ngành xây dựng:
Như chúng ta đã biết, Nhật Bản đang thiếu lao động trầm trọng trong tất cả các ngành. Xây dựng cũng không phải là một ngoại lệ. Và vì tính đặc thù đã nêu ở trên, ít người Nhật chịu theo ngành này . Điều này khiến cho tình trạng trầm trọng lại càng trầm trọng hơn.Vì thế, nhu cầu tuyển dụng lao động ngành xây dựng luôn ở mức cao.

Hơn nữa mấy năm gần Nhật Bản liên tiếp hứng chịu thiệt hại do động đất, sóng thần, bão gây ra nên cần lao động để khắc phục hậu quả.

Ngoài ra Nhật cũng đang bận rộn chuẩn bị cho olympic vào năm 2020. Do vậy nhiều công trình mới cần được xây dựng để phục vụ mục đích này. Đường sá, cầu cống cũng cần được tu bổ để đón khách. Việc này dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực cho ngành xây dựng thêm trầm trọng hơn buộc phải nhận cả lao động người nước ngoài để bổ sung thiếu hụt.

Vì sao số người Việt Nam đi ngành xây dựng tăng lên thì có khá nhều lý do.
Thứ nhất là do, như đã nói ở trên, nhu cầu tuyển dụng ngành xây dựng phía Nhật đang tăng lên.
Nếu như trước đây đa số tuyển đi các ngành cơ khí, it v.v.. thì hiện nay lại có xu hướng tuyển dụng xây dựng.
Và một thực tế nữa là phí đi ngành xây dựng thường rẻ hơn các ngành khác.


Một lý do đáng bàn nữa là do chiến lược quảng cáo của các công ty môi giới xuất khẩu lao động. Thử tìm từ khóa "ngành xây dựng" đi Nhật bạn sẽ có vô số kết quả
nói toàn điều tốt về ngành này. Thường lao động sẽ được hứa hẹn kiểu "lương cao", "đảm bảo an toàn", "tăng ca đều" v.v.. Nhưng ít ai biết về sự thực nhiều và rất nhiều kỹ sư xây dựng với giấc mơ qua làm giám sát thi công, lập bản vẽ ... nhưng khi qua lại nhận được chân tháo dỡ nhà cửa, lắp ráp dàn giáo, xử lý rác thải công nghiệp. Và cũng ít ai biết đã có vài trường hợp lao động Việt Nam tử vong ngay trên công trường. Hay nhiều người qua ngành xây dựng đã không chịu được vất vả mà đành phải "trốn" khỏi công ty ngay tháng đầu tiên đi làm.

Nói cách khác, chiến lược quảng cáo của các công ty xuất khẩu lao động đã đánh trúng vào tâm lý "muốn đi nhanh", " đi với phí rẻ", "đi các đơn hàng không cần tiếng Nhật, không phỏng vấn" của người những sinh viên học ngành xây dựng.

Bài viết này không có ý chê bai công việc liên quan đến xây dựng tại Nhật. Cũng như hoàn toàn không có ý ngăn cản hay khuyến khích ai đi ngành này. Mục đích chỉ là muốn cung cấp thông tin thực tế để bản thân ai muốn đi Nhật có thể cân nhắc và đưa ra quyết định giảm thiểu sai lầm gây ra hậu quả về sau.
 
Sửa lần cuối:

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top