Đi xem múa Bon ở Sài Gòn

Đi xem múa Bon ở Sài Gòn

Bon-odori (múa Bon) là một trong những loại hình múa dân gian nổi tiếng nhất của người dân Nhật Bản. Múa Bon có lịch sử hơn 500 năm, thường kéo dài liên tục 2-3 ngày trong mùa hè ở khắp đất nước Nhật Bản từ đảo Hokkaido miền Bắc đến đảo Okinawa miền Nam.

ImageView.aspx

Những vũ điệu đơn giản được truyền trực tiếp từ người lớn sang trẻ em

Mang ý nghĩa thiêng liêng là điệu múa đón linh hồn của người đã mất trở về, lễ hội múa còn là dịp để mọi người trong địa phương gặp gỡ, tham dự lễ hội, cùng vui chơi, nhảy múa…

Hàng triệu du khách bốn phương đến Nhật mỗi năm vào dịp “đón linh hồn người đã mất về nhà” chỉ để tham dự lễ hội múa Bon này (khoảng rằm tháng tám hàng năm).

“Đi xem múa Bon đi! Dịp may hiếm có đấy!” - bất ngờ khi một người bạn cho biết múa Bon được tổ chức tại… Trường Nhật Bản ở khu Phú Mỹ Hưng (Q.7, TP.HCM). Một sân khấu to, cao (tiếng Nhật gọi là “Yagura”) đặt ngay giữa nhà thi đấu thể thao của trường, những dàn chochin (đèn xếp) trang trí rực rỡ ở bốn hướng.

Trên chóp sân khấu đặt một cái trống lớn do một người đàn ông lực lưỡng đánh theo nhịp nhạc Bon-odori chậm rãi, độc đáo. Dọc hành lang được bố trí một số sạp bán món ăn Nhật, đồ uống và một số trò chơi như bắn súng (bắn dây thun), ném vòng, vớt cá để lấy các loại bánh kẹo, đồ chơi cho con nít.

ImageView.aspx

Trẻ con rất thích thú khi dự hội
Những cô bé, cậu bé trông vô cùng xinh xắn trong những bộ trang phục truyền thống Yukata (giống như Kimono, nhưng vải mỏng hơn và đơn giản hơn, dành cho mùa hè) hoa văn và màu sắc sặc sỡ. Các cô gái trẻ Nhật Bản làm duyên điểm thêm cho bộ Yukata một cánh nơ rực rỡ, không quên gắn thêm một chiếc quạt giấy sau lưng.

Nhạc trỗi lên. Các cô gái, chàng trai rồi những người đứng tuổi và cuối cùng là các em thiếu nhi cũng bắt đầu nhảy múa xung quanh sân khấu. Bất cứ người nào muốn múa cũng có thể vào “nhìn, nghe và múa theo”. Không khí rộn ràng “y như ở Nhật”.

“Múa Bon là một dạng nhảy múa tập thể với những kiểu múa nhất định theo từng bài hát và nhạc. Ở Nhật có hơn 100 kiểu Bon-odori nhưng vì là văn nghệ của giới bình dân nên đa số không được ghi chép để lại bằng văn bản mà chủ yếu được truyền trực tiếp từ thế hệ trước cho thế hệ sau” - chị Tú Anh có chồng người Nhật cùng cô con gái đến dự lễ hội cho biết.

Đây là lần đầu tiên lễ hội đậm nét văn hóa dân tộc này được một số người Nhật Bản sinh sống tại TP.HCM tổ chức với sự ủng hộ Tổng lãnh sự quán Nhật Bản.

“Chúng tôi sinh sống, làm việc, học tập lâu năm ở TP.HCM. Một số người lấy chồng, lấy vợ VN và đã có con. Chúng tôi muốn con cháu người Nhật sinh sống ở VN được tiếp xúc với văn hóa quê nhà trong thời gian xa cách quê hương. Chúng tôi cũng hy vọng, một ngày nào đó Bon-odori sẽ được tổ chức ở nhiều nơi hơn để tạo cơ hội giao lưu văn hóa giữa người VN và người Nhật Bản” - ông Yamada, trưởng ban tổ chức Bon-odori nói.

(Theo Tuổi Trẻ)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top