Công nghệ chế tạo robot của Nhật

Công nghệ chế tạo robot của Nhật

Chế tạo ra những robot để thay thế con người trên những dây chuyền lắp ráp là việc đã diễn ra từ khoảng 30 năm nay trong ngành xe hơi. Nhưng chế tạo một robot giống người là một thách thức khó vượt qua hơn.

Robot Asimo, dù còn nhiều điểm phải hoàn thiện hơn để có dáng vẻ của con người nhưng đằng sau hình thức của một nhà du hành vũ trụ đó, Asimo đã vượt qua được một chặng lớn. Đó là robot đầu tiên thật sự biết bước đi như người. Nó biết tránh chướng ngại vật, biết chạy, biết leo cầu thang, thậm chí nó còn biết vặn bù-lon.

Một nhà khoa học cho biết: "Asimo không phải là món đồ chơi. Nò là một robot được chế tạo ra để sử dụng cho cuộc sống. Nó chưa hoàn toàn thay thế con người nhưng nó có thể thực hiện một số công việc thay người. Chúng tôi mới chỉ ở giai đoạn đầu của nghiên cứu".

Trong phòng thí nghiệm của Đại học Khoa học Tokyo, các nhà nghiên cứu đang quan tâm đến hệ thống cơ bắp. Họ tìm cách tái tạo những chuyển động của cơ thể người nhằm đưa chúng vào chương trình máy tính để điều khiển robot. Trong quá trình nghiên cứu, họ phát hiện ra rằng họ cũng có thể chế tạo những bộ quần áo có khả năng giúp đỡ những người gặp khó khăn trong hệ vận động.

asimo1.jpg

Robot Saya

Mục tiêu là chế tạo những hệ thống phục vụ con người. Ở Nhật, nhu cầu phục vụ người cao tuổi là rất lớn cũng như cho những người tàn tật. Robot có khả năng phát triển những chức năng đặc biệt như giúp đỡ đi lại, lấy thức ăn...

Bên dưới cái mặt nạ bằng silicon của robot Saya này là một hệ thống các lò xo và giây kéo để tái tạo chuyển động trên mặt người. Nhưng giáo sư Kobayashi và các học trò của mình cho rằng, robot không chỉ là bộ máy tự động mà nó còn phải có một hình thái nào đó của trí thông minh nhân tạo như: hiểu được những gì người ta nói, biểu lộ cảm xúc...

Giáo sư kobayashi cho biết: "Tôi đang tính toán sức căng của cơ mặt. Hiện nay các chuyển động trên mặt vẫn còn yếu quá, chưa đủ tạo ra một nét mặt".

Thành quả ban đầu của những nghiên cứu này là robot Saya, được triển lãm trong sảnh lớn của Đại học. Nhờ hệ thống nhận dạng giọng nói, Saya biết nói và cung cấp thông tin hướng dẫn cho khách đến thăm. Robot này còn biết cười và biểu lộ sự ngạc nhiên.

(Theo CFI)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top