Con Quay Nhật Bản

Con Quay Nhật Bản

Copy%20(2)%20of%20SSM10196.jpg

Con quay được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc và Hàn Quốc khoảng 1.200 năm trước. Cũng giống như nhiều mặt hàng được nhập khẩu khác, đầu tiên con quay được ưa chuộng trong giới quý tộc nhưng sau đó được mở rộng ra cả giới bình dân. Vào thế kỷ 18, trò biểu diễn con quay khéo léo do người chơi điều khiển đã trở nên rất phổ biến. Cái được gọi là "những con quay đang gây gổ" cũng được ưa thích. Các con quay được sử dụng chơi đánh bạc, nhiều người cược toàn bộ ngôi nhà và tài sản của họ cho con quay mà họ yêu thích.

Con quay được phát triển ở Nhật Bản không chỉ như một loại đồ chơi mà còn như các tác phẩm thủ công truyền thống. Hiện nay ở Nhật Bản có khoảng 1.000 loại con quay. Con quay khác nhau về mặt chủng loại, từ loại quay đơn giản đến loại quay tinh tế được những người làm xiếc sử dụng và chúng cũng khác nhau về mặt kích cỡ, từ loại nhỏ nhất đường kính 0,5 mm đến loại to nhất đường kính khoảng 90 cm.

Căn cứ vào mức độ mệt lử, về cơ bản các con quay có thể chia thành 4 loại: con quay bị xoắn, con quay bị chà xát, con quay mở đầu và con quay bị vật ngã. Có rất nhiều con quay thú vị, như con quay kêu vo ve khi chúng mệt lử và những con quay tinh quái mà dường như chúng không mệt lử lúc nào.

Một con quay tốt là con quay vừa quay hay vừa đẹp mắt. Để làm ra một con quay quay tốt thì điều mấu chốt là điểm đặt tâm trọng lực. Con quay được làm từ các loại gỗ như gỗ thích và gỗ sơn thù du, nhưng ngay cả khi đã rất khô thì gỗ ở phần phía trên của cây cũng vẫn có độ nặng khác với gỗ ở phần phía dưới, điều này khiến cho việc đặt đúng điểm tâm trọng lực trở nên khó khăn.

Hiểu quy luật vật lý quay tròn của con quay là vô cùng khó, song chúng ta có thể tưởng tượng rằng về bản chất hành tinh trái đất giống như một con quay, liên tục quay tròn quanh trục của nó. Và điều có vẻ rất thú vị là con người sống trên trái đất, quay xung quanh những con quay nhỏ hơn. Đáng tiếc là số nghệ nhân làm quay truyền thống ở Nhật Bản đang giảm hàng năm. Vì vậy, chúng ta nên cố gắng khuyến khích bảo tồn loại hình nghệ thuật truyền thống cổ xưa này.


Nguồn: Tư liệu của Đại sứ quán Nhật Bản(VNCNB)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top