Các nước ASEAN họp bàn về thương mại và hội nhập

Các nước ASEAN họp bàn về thương mại và hội nhập

Trong hai ngày 26-27/4/2005, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN không chính thức thường niên sẽ được tổ chức tại Hạ Long - Việt Nam.

ASEAN đang đàm phán FTA với nhiều đối tác lớn.
Tại Hội nghị lần này, các Bộ trưởng sẽ cùng thảo luận định hướng và biện pháp cụ thể để thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế ASEAN, tiến tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã được thông qua trong Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ IX tại Bali (Indonesia) tháng 10/2003. Bên cạnh đó, các Bộ trưởng cũng sẽ dành thời gian để xem xét việc mở rộng hợp tác kinh tế với các đối tác ngoài ASEAN mà cụ thể là tiến trình đàm phán thoả thuận thành lập các khu vực thương mại tự do (FTA) hay quan hệ đối tác kinh tế toàn diện (CEP) mà ASEAN đang tham gia. Hiện nay ASEAN đang đàm phán thiết lập FTA/CEP với 5 đối tác gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand.

Các Bộ trưởng sẽ cùng bàn luận đến hiệu quả triển khai lộ trình hội nhập 11 ngành hàng ưu tiên bao gồm các biện pháp cụ thể, toàn diện nhằm hỗ trợ liên kết các ngành kinh tế mà ASEAN đang có ưu thế hoặc nhiều tiềm năng phát triển như nông nghiệp, thuỷ sản, cao su, dệt may, điện tử, du lịch... nhằm nâng cao cấp độ hội nhập kinh tế nội khối và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tại hội nghị, các Bộ trưởng cũng sẽ điểm lại tình hình thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEPT/AFTA), hợp tác về thương mại dịch vụ, khu vực đầu tư tự do ASEAN và nhiều chương trình hợp tác kinh tế khác nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập ASEAN trong các lĩnh vực này.

Hội nghị sẽ đánh giá một cách toàn diện tình hình, triển vọng của việc đàm phán với nhiều đối tác lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc, Niu Di Lân để thiết lập các khu vực mậu dịch tự do, cũng như tác động của quá trình này đối với mục tiêu hội nhập của ASEAN, tạo cơ sở để ASEAN thống nhất về phương hướng, chính sách hợp tác và đàm phán.

Cũng nhân dịp này, Hội nghị tham vấn lần thứ 6 giữa các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Cao ủy Thương mại của Ủy ban châu Âu, Peter Maldenson cũng sẽ được tổ chức nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế toàn diện giữa 2 khối.

(theo www.vnn.vn)
 
Bình luận (1)

ngocsakura

New Member
Việt Nam hoàn toàn có thể gia nhập WTO trong 2005

Theo ông Perter Mandelson: không lý do gì mà Việt Nam không gia nhập WTO vào cuối năm nay và EU sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc sớm gia nhập tổ chức này .

Nhưng để đạt được điều đó, Việt Nam phải đàm phán liên tục và cần có những thay đổi lớn về phát luật, thể chế. Việc Việt Nam vào WTO có lợi cho Việt Nam và cũng có lợi cho các nước khác và điều đó càng chứng tỏ thắng lợi của vòng đàm phán Doha.

WTO là một tổ chức quan trọng, các nước đặt hy vọng rất nhiều khi tham gia vào tổ chức này và điều đó có nghĩa các đối tác cũng sẽ đặt ra nhiều đòi hỏi cao hơn đối với Việt Nam. Việt Nam đã đạt được được thoả thuận với một trong những đối tác quan trọng là EU và hai bên đang thực hiện rất tốt những cam kết trong bản thoả thuận đã ký kết. Việt Nam có thể sử dụng thoả thuận này để làm chất xúc tác cho các cuộc đàm phán để đi đến ký kết thoả thuận với các đối tác khác. Theo ông Perter Mandelson, không có cái gì mà không phải trả giá, trong trường hợp Việt Nam, sự trả giá sẽ không quá lớn so với những gì mà Việt Nam sẽ nhận được.

Về khả năng EU công nhận và trao quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, ông Perter Mandelson cho rằng: vấn đề công nhận nền kinh tế thị trường là một vấn đề rất kỹ thuật. Nó chỉ liên quan đến các trường hợp bán phá giá. Hiện tại, chỉ có 4 trường hợp bán phá giá liên quan đến quy chế thị trường. Và vấn đề này chỉ ảnh hưởng rất nhỏ đến quan hệ thương mại của hai bên. Để được công nhận nền kinh tế thị trường Việt Nam cần có một số thay đổi nhỏ về pháp luật, thể chế và hai bên cần ngồi lại với nhau để thảo luận.

Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, Cao ủy thương mại EU Perter Mandelson tham gia vào cuộc họp tư vấn lần thứ 6 giữa Bộ trưởng kinh tế các nước ASEAN (AEM) và EU tại Hạ Long. Ông Perter Mandelson cũng sẽ có cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Phan Văn Khải và Phó Thủ tướng Vũ Khoan để soát xét lại chương trình nghị sự song phương giữa hai bên.

Trả lời câu hỏi về khả năng EU áp dụng các biện pháp hạn chế dệt may Trung Quốc, ông Perter Mandelson cho biết: EU đang xem xét điều tra dệt may Trung Quốc ở một số nhóm hàng nhất định. EU đã chuẩn bị tinh thần để đề ra những biện pháp phản ứng tự vệ trước sự gia tăng của dệt may Trung Quốc, vấn đề là cách thức và thời điểm sẽ được tính toán như thế nào để đảm bảo rằng chúng tôi không sai.

(www.vnn.vn)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top