Pháp luật Bốn loại hợp đồng lao động tại Nhật Bản

Pháp luật Bốn loại hợp đồng lao động tại Nhật Bản

Bài viết này sẽ giới thiệu tóm tắt về các hình thức ( hợp đồng) lao động tại Nhật. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là các hình thái quan hệ giữa chủ lao động và lao động chủ yếu xoay quanh các yếu tố thời gian làm việc và cách chi trả lương.


Tại Nhật chủ yếu có các loại hình lao động sau đây:chính thức, hợp đồng, bán thời gian, làm thêm, phải cử...

1/Nhân viên chính thức:
Đây là loại hình lao động ổn định và đưa lại sự yên tâm cho cả phía công ty lẫn người lao động. Người lao động sẽ làm việc toàn thời gian, hưởng các quyền lợi về phúc lợi như bảo hiểm, thưởng, tăng lương và các loại trợ cấp khác tuỳ theo từng công ty. Về lý thuyết thì đây là hình thức hợp đồng vô thời hạn nên người lao động sẽ cống hiến suốt đời cho công ty. Do được hưởng ưu đãi về phúc lợi nhiều nhất nên đây cũng là hình thức hợp đồng đòi hỏi người lao động có trách nhiệm cống hiến hết mình cho công ty. Hình thức hợp đồng này thích hợp cho những ai muốn có sự ổn định, gắn bó lâu dài.

2/Nhân viên hợp đồng:
Khác với nhân viên chính thức, nhân viên hợp đồng không ký hợp đồng vô thời hạn mà là có thời hạn. Thường các công ty sẽ hợp đồng với thời hạn 3-5 năm. Sau khi hợp đồng kết thúc sẽ tự động gia hạn nếu hai bên không có ý kiến gì.
Người lao động cũng sẽ được yêu cầu làm việc toàn thời gian về điểm này thì không khác với nhân viên chính thức.Trên lý thuyết nhân viên hợp đồng sẽ có mức ưu đãi( đặc biệt là tăng lương và thưởng) kém hơn nhân viên chính thức.
Loại hình này thích tạo điều kiện cho chủ lao động và lao động tìm hiểu lẫn nhau nên đa số công ty áp dụng hình thức này khi tuyển nhân viên mới.

3/Nhân viên bán thời gian:
Đây là hình thức lao động thời gian ngắn dành cho những người không có thời gian để làm toàn thời gian như học sinh, phụ có con nhỏ. Thường thì lương sẽ được trả theo giờ và không có thưởng hay trợ cấp khác. Tất nhiên cũng sẽ không có sự gắn bó bền chặt giữa chủ sử dụng và lao động.
Lưu ý là nhiều công ty dùng từ “ bán thời gian” để chỉ lao động là phụ nữ có con nhỏ và “ngoài giờ” để đề cập đến đối tượng là học sinh, sinh viên. Nhưng về bản chất đều là làm bán thời gian nên ở bài này hai khái niệm được gộp làm một.

4/ Cho thuê lao động(hay còn gọi là phái cử. Tiếng Nhật là haken):

Đây là hình thức mà lao động không làm việc cho công ty mình đã ký hợp đồng mà sẽ được cử đến công ty thứ khác để làm việc. Lao động sẽ chịu sự quản lý và nhận lương từ công ty mình đã ký hợp đồng nhưng làm việc ở một nơi khác( ngoài công ty mình đã ký). Quan hệ giữa chủ sử dụng lao động và người lao động là quan hệ gián tiếp( thông qua công ty phái cử- mà lao động đã ký hợp đồng. Có nghĩa là quan hệ ba bên.
Với người nước ngoài làm theo hình thức này nếu có thêm công ty quản lý riêng biệt nữa sẽ là quan hệ bốn bên.

Nguyên lý làm việc đơn giản của hình thức này sẽ là công ty cho thuê lao động sẽ cho công ty khác thuê lao động và kiếm lời từ chênh lệch lương được bên thuê trả và lương trả cho lao động. Chủ sử dụng lao động sẽ có lợi là không tốn phí đào tạo tuyển dụng và khi cần sẽ có nhân lực ngay.

Thường thì nhân viên loại này ít có thưởng. Và nếu có cũng không nhiều. Và luật cho phép công ty không trả lương hoặc trả rất ít cho lao động trong thời gian không có việc.

Đặc điểm công việc loại này thường là mang tính thời vụ và thay đổi liên tục. Khi có khủng hoảng xảy ra thì đây cũng chính là đối tượng bị sa thải đầu tiên.

Trên đây là bốn loại hình lao động phổ biến tại Nhật. Tất nhiên nếu suy rộng ra sẽ còn các loại hình khác như uỷ thác, làm việc tại nhà vv... Nhưng với nội dung bài viết này xin không đề cập đến.

Ngoài bốn loại hình trên thì người Nhật còn có cách phân biệt nhân viên chính thức hay phi chính thức để phân biệt giữa loại hình làm toàn thời gian và bán thời gian, phái cử. Tuy nhiên đây là quan niệm dân gian và không có quy định rõ ràng về mặt luật pháp. Ngoài ra, có khuynh hướng nhiều công ty xem “nhân viên hợp đồng” cũng là nhân viên chính thức.

Cũng cần nói thêm là xét về mặt hợp đồng thì đa số lao động nước ngoài ở Nhật là “ nhân viên hợp đồng” bởi lẽ đa số đều ký hợp đồng có thời hạn.

Với mục đích cung cấp thông tin cơ bản cho ai quan tâm đến Nhật hay sắp qua Nhật làm việc có cái nhìn sơ lược nên bài viết này tránh đưa ra những thông tin quá tỉ mỉ hay những con số cứng nhắc. Nếu ai quan tâm hay thắc mắc xin hãy đặt câu hỏi. Ai sao chép làm ơn ghi rõ nguồn
 

Đính kèm

  • CF419E00-93B2-4285-9F1A-C059103F402B.jpeg
    CF419E00-93B2-4285-9F1A-C059103F402B.jpeg
    1.1 MB · Lượt xem: 8,013
Sửa lần cuối:

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top