Bảy ngày trong tuần

Bình luận (16)

sweetie

New Member
Ðề: Bảy ngày trong tuần

không biết bên Nhựt có dùng thiên - can địa chi như Vn ko nhỉ ^^, nếu có thì bạn gửi lên hen'
 
Ðề: Bảy ngày trong tuần

Theo mình biết thì cách tính lịch âm của nhật giống vn chỉ lệch 1 2 ngày gì đó (âm dương lịch)
 

phuong hoa

New Member
ủa????mình đâu thấy Nhật có lịch âm đâu nhỉ???hay tại mình chưa từng được thấy.....????
 

yoshimune777

New Member
Nhật vẫn có lịch âm mà ! Tuy không còn sử dụng nữa nhưng trên nhiều quyển lịch vẫn có ghi lịch âm .Cũng như Việt nam và Trung quốc trước đây Nhật bản cũng dùng lịch âm và ăn tết Âm lịch như chúng ta họ đã đổi sang dùng lịch dương từ thời Minh trị thôi .
 

phuong hoa

New Member
À,hóa ra là thế....mình không biết việc này,thể nào thấy sao trên các lịch của Nhật bây giờ chỉ toàn thấy lịch tây thôi.....hóa ra họ đã đổi rồi...cảm ơn yoshimune777 nhé,hihihi
 

phuong hoa

New Member
ýyyyyyyyyyyyyy nhìn lại mới thấy là lạ......sao mình vừa mới post bài lên hôm nay là ngày 17 tháng 4 năm 2007 mà sao chỗ join date của mình lại là tháng 6 năm 2006 nhỉ,kì quáaaaaaaaaaa.........
 

aikochan

New Member
Join date là ngày bạn tham gia diễn đàn mà. Ko phải là ngày bạn post bài đâu, bạn à.
 

phuong hoa

New Member
hihhii............thật là.....mình dở quá không biết cái này,hihihihii......đỏ mặt rồi nè.....cám ơn aikochan nhé.Mà hình như mình không lầm thì aikochan là người mẫu nổi tiếng ở Nhật thì phải,vậy chắc bạn thích aikochan lắm nhỉ,hihihi....
 
Nhật còn chế độ quân chủ nên năm tính theo kiểu năm thứ 13 đời Minh Mạng, bây h là năm thứ 19 平成 , còn ngày tháng theo lịch Tây rồi, nhưng vẫn còn xài Tiết khí (đc nghỉ)
 

yoshimune777

New Member
ah mà có điều này em muốn hỏi cả nhà không biết có bác nào biết kô ? Thập nhị chi của năm âm lịch là : Tý , Sửu , Dần , Mão , Thìn ....... Hợi trong âm lịch thì Việt Nam ,Trung quốc , Nhật Bẩn đều như nhau nhưng tại sao Nhật và trung quốc lại gọi năm Mão là năm con thỏ trong khi Việt nam thì gọi là năm con mèo ?
@phuonghoa : Nhật bản ngày nay vẫn còn dùng khái niệm con vật đại diện năm ( của âm lịch )giống hệt như vn và TQ chỉ khác mỗi con mèo và con thỏ thôi !
 

yoshimune777

New Member
「卯」は『史記』律書によると「茂」(ぼう:しげるの意味)または『漢書』律暦志によると「冒」(ぼう:おおうの意味)で、草木が地面を蔽うようになった状態を表しているとされる。後に、覚え易くするために動物の兎が割り当てられた。 : Nói thật với các bác câu giải thích như thế này em thấy chưa thực sự thuyết phục cho lắm . Hơn nữa cái mà em muốn hỏi là sao năm con thỏ của tầu với Nhật mà việt nam mình lại gọi là năm con mèo cơ bác Kami ơi ! Trước đây có đọc đc ở đâu đó rằng thì mà là do Việt nam kô có ( ít ) thỏ cho lên các cụ má hồng răng đen nhà mình quyết định thay bằng con mèo cho gần gũi hơn , thân thiết hơn mặc dù xét trên bản chất thì hai loài vật này hoàn toàn khác nhau.bác nào có câu giải thích nào khác nữa kô ạ ?
 

phuong hoa

New Member
E thì chẳng biết tại sao nữa nhưng chắc là do ở TQ người ta yêu say đắm chị Hằng nên người ta lấy cả con vật mà chi Hằng hay ôm ấp bên cạnh làm năm tuổi và ai may mắn được sinh ra trùng với năm tuổi con Thỏ thì coi như là bạn "sân sương" của chi ấy.hihihiihihi..........đó là theo em phóng đại thôi chứ còn chính xác thế nào thì chắc em phải mượn Doremon cỗ máy quay về thời xưa thiệt là xưa để tìm hiểu cho thật rõ ràng rồi về giải đáp "théc méc" của yoshimune777 nhé.....
 
Tìm hiểu về 12 con Giáp

12 con giáp được xác lập từ lúc nào?
Ở Trung Quốc cũng như Việt Nam và nhiều nước châu Á khác, lịch của người châu Á được lập theo chu kỳ 60 năm, tương tự như chu kỳ 100 năm (một thế kỷ) của lịch châu Âu. Mỗi năm, lịch châu Á sẽ cho 12 con vật: Chuột (Tý), trâu (Sửu), cọp (Dần), thỏ/mèo (Mão/Mẹo), rồng (Thìn), rắn (Tỵ), ngựa (Ngọ), dê (Mùi), khỉ (Thân), gà (Dậu), chó (Tuất), heo (Hợi) thay phiên chủ trì, gọi là 12 con giáp.
P82-83-X07-1.jpg

Về lý do tại sao giữa muôn thú chỉ chọn 12 con vật đó làm 12 con giáp? Sao trong bảng thứ hạng, chuột là con vật bé nhất mà lại dẫn đầu? Đến nay, mặc dù các nhà chiêm tinh học vẫn chưa tìm được câu trả lời chính xác và đầy đủ về quá trình tuyển chọn 12 con giáp, bởi những câu hỏi trên như là lời nghi vấn thuộc về tạo hóa: “Đàn ông và phụ nữ, ai có mặt trên đời trước?”, nhưng trong quyển Luận hành – văn hiến lâu đời nhất ở Trung Quốc ghi chép về 12 con giáp, danh tác của Vương Sung vào thời Đông Hán, có chú giải: “Đất tạo ra sửu, mà trâu là vật khai địa, vì vậy sửu thuộc về trâu; người sinh ra từ dần, người chết trở thành hổ, nên dần thuộc về hổ...”, qua đó có thể thấy 12 con giáp bắt đầu được xác lập từ đời Hán ở Trung Quốc. Song, điều đó chưa lý giải được từ đâu mà hình thành nên bảng xếp hạng 12 con vật.

Vì sao người xưa chỉ chọn 12 con vật?
Trong quyển Tùng hạ quán chuế ngôn vào đời nhà Thanh giải thích rằng, việc lựa chọn và xếp thứ tự 12 con vật được căn cứ vào thời gian hoạt động mạnh của các con vật tiêu biểu cho từng loại, mà chọn ra các thứ hạng tương ứng theo chu kỳ 12 thời khắc trong ngày (1 thời khắc tương đương 2 giờ):

- 11 giờ đêm đến 1giờ sáng: Lúc chuột hoạt động mạnh nhất, gọi là giờ Tý.
- 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng: Khi ấy, trâu ăn no, nhưng nhai lại cho kỹ, chuẩn bị trời sáng đi cày ruộng, là giờ Sửu.
- 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng: Lúc cọp đi săn mồi, rất hung hãn, là giờ Dần.
- 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng: Thời điểm này, mặt trời bắt đầu mọc, nhưng mặt trăng vẫn còn chiếu sáng, vì ngọc thố (thỏ) đang bận giã thuốc cho Hằng Nga tiên nữ trên cung trăng, gọi là giờ Mão/Mẹo.
- 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng: Đây là lúc quần long hành vũ, gọi là giờ Thìn.
- 9 giờ sáng đến 11 giờ trưa: Rắn về hang, không cắn người, đặt là giờ Tỵ.
- 11 giờ trưa đến 1 giờ trưa: Lúc ánh nắng mặt trời gay gắt nhất, là thời gian ngựa phi nước đại, nên gọi là giờ Ngọ.
- 1 giờ chiều đến 3 giờ chiều: Dê ăn cỏ, gọi là giờ Mùi.
- 3 giờ chiều đến 5 giờ chiều: Khỉ nghịch ngợm, thích kêu hú, là giờ Thân.
- 5 giờ chiều đến 7 giờ tối: Gà về ổ ngủ, là giờ Dậu.
- 7 giờ tối đến 9 giờ tối: Chó bắt đầu đi săn mồi ban đêm, là giờ Tuất.
- 9 giờ tối đến 11 giờ tối: Lúc lợn ngủ say nhất, là giờ Hợi.

Chuyện kể về thần Nữ Oa và Huyền Hoàng
Liên quan đến việc lập ra thứ hạng của 12 con giáp, còn có rất nhiều truyền thuyết, chuyện thần thoại. Trong quyển sử thi thời nhà Hán mang tên Hắc âm truyền có diễn giải: “Vào những năm khai thiên lập địa, Huyền Hoàng (trời đất) cưỡi một con thú đi du ngoạn, thì gặp Nữ Oa. Trên người của Nữ Oa có 2 cái túi, trong túi lớn có 10 con trai, trong túi nhỏ có 12 con gái, bấy giờ Huyền Hoàng nói, để cai quản càn khôn, ông cần có sự giúp sức của họ, nên đề nghị Nữ Oa đặt tên cho 10 con trai là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm và Quý; 12 con gái là: Tý, Sửu, Dần, Mão/Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi. Sau đó kết chúng thành phu thê, phối thành âm dương”. Về sau, các nhà chiêm tinh học cổ đại Trung Hoa tính ra thuyết “Âm dương ngũ hành”, rồi dựa vào đó mà tuyển chọn 12 con giáp qua số ngón chân: chẳn (âm), lẻ (dương). Trong đó, rắn tuy không có chân, nhưng vì lưỡi chẻ đôi nên được tính là chẵn.
(Theo báo Đất mũi)

Còn theo Wikimedia thì:
Về nghĩa của các con vật gán cho các chi thì chi thứ tự nghĩa Việt Nam là mão (tức là con mèo) trong khi nghĩa Trung Hoa là thố (tức là con thỏ). Cho đến nay chưa thấy có tài liệu đáng tin cậy nào giải thích sự khác nhau này. :)

Can chi theo các thứ tiếng, đọc thêm Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp mới biết nguyên cả châu Á, thậm chí cả Hungary đều có 12 con giáp.
canchi.PNG
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Đây là trích đoạn trong bài "Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp" của Nguyễn Cung Thông
http://www.khoahoc.net/baivo/nguyencungthong/150606-muoihaicongiap-2.htm

...
Tại sao Trung Hoa (TH) dùng con thỏ thay cho con mèo (biểu tượng của chi Mão/Mẹo) ? Xem cách viết chữ miêu (con mèo, giọng Bắc Kinh-BK là māo) bằng bộ trỉ hợp với miêu (mầm mống, hài thanh) so với thỏ là chữ tượng hình – hay thố Hán Việt, giọng BK là tù viết bằng bộ nhân cho thấy sự quan trọng của thỏ đối với văn hoá TH. Hầu như chỉ có dân Việt mới dùng mèo cho chi Mão : nguyên âm e hay iê là các dạng cổ hơn của a như kẻ/giả, vẽ/hoạ, xe/xa, khoe/khoa, hè/hạ, chè/trà, keo/giao, beo/báo…. Nhờ sự khác biệt này mà ta bắt đầu thấy mối dây liên hệ của tiếng Việt với 12 con giáp. Mèo hiện diện trong đời sống dân Việt thường xuyên hơn. Còn chi Ngọ liên hệ đến ngựa hầu như không cần giải thích nhiều, so với mã HV (mă BK, giọng BK hiện nay không còn âm ng- nữa mà đã bị môi hoá thành w- và m-). Các dạng Mão/Mẹo/mèo và Ngọ/ngựa dễ cho ta nhận ra sự liên hệ giữa tên 12 con giáp với tiếng Việt hiện nay. Thời tiền Hán, tiếng Việt ta không có nhiều thanh điệu (tone) như bây giờ, nên sự khác biệt về thanh điệu không có gì lạ. Như trong khẩu ngữ ta ta có cách dùng “chờ một tý” cũng như “chờ một chút”, “đưa chút tiền” cũng như “đưa tý tiền” … vào thời tiền Hán, các câu trên đọc như giọng Huế hay người Hòn bây giờ (ít thanh điệu hơn so với giọng Hà Nội) thì ta thấy ngay chút hay *chụt/chuột chính là các dạng của tý vậy. Biến âm t-ch (phụ âm đầu) của tý/tử HV -chuột còn thấy qua các liên hệ như ty/tư HV là chủ, tỷ-chia, tứ-cho, từ-chữ, tự-chùa, tỷ-chị, tựu-chầu (tụ lại), tốt-chết, từ-chợ, thị-chợ, thố-chua, thù-chuốc, thục-chuộc, thúc-chú….Thành ra, ta có sơ khởi là ba chi Mão/Mẹo, Ngọ và Tý có liên hệ với mèo, ngựa và chuột trong tiếng Việt hiện đại.

...

Tóm tắt các dữ kiện ngôn ngữ trên ta thấy thỏ có thể được dùng để thay cho mèo thời Tiên Tần để gần với dân tộc Hán hơn, rồi càng ngày 12 con giáp càng được dùng trong các hoạt động bói toán và tín ngưỡng, chiếm một địa vị quan trọng trong các nền văn hoá Á Đông – xa hẳn với tên các loài cầm thú đã tạo ra chúng. Điều này là một hiện tượng rất tự nhiên của ngôn ngữ cho thấy tính chất quy ước của con người khi sống chung với nhau. Chính vì tiếng Việt còn duy trì con mèo cho chi Mão/Mẹo (qua khẩu ngữ) mà ta có thể lập luận rằng nguồn gốc tên 12 con giáp chính là từ tiếng Việt Cổ, ít nhất là vào thời Tiên Tần. Các cách viết chỉ là những ký hiệu ghi nhận lại âm đọc thời bấy giờ mà thôi. Không biết có phải Tàu mượn thẳng từ tiếng Việt Cổ qua giao lưu văn hoá với nhóm Bách Việt, khi nhóm Bách Việt còn hùng mạnh, nhớ là tộc Việt thuộc vào nhóm Bách Việt cũng như các nhóm Hẹ, Tiều … đã phải di chuyển đến các miền biển vì áp lực phương Bắc quá mạnh; Hay là qua các quan lại gốc Việt làm việc trong triều đình TH thời đó đã cố ý “gài” các chữ Việt Cổ để cho hậu thế học hỏi ? Có một điều dễ nhận ra là các từ Việt Cổ trong TH càng ngày càng bị đào thải (như đã viết từ phần trước), cũng như một số từ bị đổi làm cho việc nhận ra tên cổ của 12 con giáp trở nên rất khó khăn. Thêm vào đó là số lượng tài liệu viết bằng chữ Hán rất phong phú, hợp với ảnh hưởng quan trọng của các triều đại Hán, Đường - khi văn hoá Bách Việt đã chìm sâu vào dĩ vãng và văn hoá TH trở nên nổi bật – và chính các thời đại này mà 12 con giáp bắt đầu du nhập vào các nườc chung quanh TH. Quá trình giao lưu văn hoá (trong đó có cách tính năm, tuổi, bói toán, phong thuỷ, thập nhị chi và thập can…) hầu như một chiều này làm cho ta cứ tưởng rằng tên 12 con giáp là từ tiếng TH chứ không phải tiếng Việt, thật là một điều oan trái vậy.
...
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top