Lý do Việt Nam tại Nhật bỏ ra ngoài

Lý do Việt Nam tại Nhật bỏ ra ngoài

Hôm nay vừa có thắc mắc, thì ngay lập tức trên fb Cộng đồng Việt Nhật cũng có bài đề cập đến lí do đi Nhật khi phỏng vấn và thực tế khác nhau như nào. Sau đó lại đọc được luôn bài viết về số người cư trú bất hợp pháp và lí do khiến con số này tăng lên ở 日本に留学生 Confession.
Cơ quan xuất nhập cảnh Nhật Bản mới đây công bố số liệu cho thấy số người nước ngoài cư trú bất hợp pháp ở Nhật Bản tính đến ngày 1/1/2015 là 60.007 người, tăng 946 người so với một năm trước đó. Trong số này, người Việt Nam cư trú quá thời hạn lên tới 2.453 người, tăng 66,8%. Quan chức phụ trách về nhập cảnh cho biết: “Lý do khiến con số năm vừa qua tăng cao có thể là do hiện tượng gia tăng các trường hợp trốn khỏi nơi cư trú sau khi đến Nhật Bản theo chế độ thực tập sinh kỹ năng”.
Xét theo quốc gia và khu vực, Hàn Quốc vẫn chiếm vị trí đông nhất với 13.634 người, giảm 4,2%; Trung Quốc là 8.647 người, tăng 4,7%; Thái Lan là 5.277 người, tăng 20,2%.
Tuy nhiên, xét về tốc độ gia tăng các trường hợp cư trú bất hợp pháp, Việt Nam đứng tốp đầu với gần 70% so với năm trước. Ngoài ra, số người nước ngoài ở Nhật Bản đến cuối năm 2014 lên tới 2.121.831 người, đông hơn so với năm 2013 khoảng 55.000 người.
Hai năm qua, con số này liên tục tăng. Những trường hợp đã đến thời hạn cư trú do Cơ quan xuất nhập cảnh ấn định mà không về nước sẽ bị coi là cư trú bất hợp pháp.

Theo em nghĩ, lí do chính khiến họ bỏ trốn ra ngoài là "TIỀN" - cũng là mục đích đầu tiên đến Nhật của họ. Và em thấy có rất nhiều người khi sang đến Nhật rồi, có tư cách lưu trú rồi và cũng là lúc bắt đầu nhìn thấy nhiều thứ xung quanh hơn, nhận ra có nhiều công việc hay hơn và tốt hơn, muốn nhanh chóng kiếm được nhiều tiền như người khác hơn và bỏ trốn. Với tình hình bỏ trốn như hiện nay, chắc cũng làm cho không ít công ty/nghiệp đoàn lo lắng và suy nghĩ làm thế nào để tránh, ngăn chặn, giảm bớt việc bỏ trốn ra ngoài của thực tập sinh vì theo em biết thì nếu nghiệp đoàn có thực tập sinh bỏ trốn sẽ gặp khó khăn khi cục nhập cảnh xét duyệt hồ sơ và nếu số lượng bỏ trốn nhiều thì có thể sẽ bị đình chỉ/tước giấy phép. Vì vậy, việc thể hiện khát vọng kiếm tiền nhiều ở Nhật khi phỏng vấn cũng có thể trở thành lí do bị trượt vì họ sợ rằng ứng viên này sau khi sang Nhật sẽ trốn ra ngoài.

Vậy nên chăng các công ty tư vấn ngay từ đầu nên yêu cầu thực tập sinh làm 1 bản kế hoạch tài chính rõ ràng về số tiền hiện có, số tiền đi vay, mục tiêu 1 tháng kiếm được bao nhiêu, chi tiêu bao nhiêu, tiết kiệm bao nhiêu.....
 
Sửa lần cuối:
Bình luận (4)

kamikaze

Administrator
Lý luận như @Chibi14 nhìn qua thì cũng hợp lý. Nhưng tực tế cho thấy không phải ai ở Việt Nam khó khăn (nờ nần chồng chất) hay nói rõ rằng "qua Nhật kiếm tiền" đều bỏ trốn. Ngược lại những người như thế này lại gắn bó với công ty và làm việc chăm chỉ. Ngược lại, những người ở Việt Nam không bị khó khăn về kinh tế (nhà khá giả) khi phỏng vấn trả lời "qua Nhật để học" "không cần tiền " v.v.. là những người dễ bỏ ra ngoài.

Lý do thì đơn giản thôi: Những người quá khó khăn họ không mạo hiểm(đánh mất số tiền thế chân ở Việt Nam để chọn một tương lai mù mịt). Ngược lại, những người kinh tế khá giả có mất đi số tiền thế chân cũng không ảnh hưởng đến họ nhiều. Thậm chí họ trắng tay từ Nhật trở về cũng không sao cả. Rút cuộc nhóm này lại có khuynh hướng bỏ trốn, có thái độ bất cần và gây ra nhiều vấn đề không tốt.


Về điểm này:
Vậy nên chăng các công ty tư vấn ngay từ đầu nên yêu cầu thực tập sinh làm 1 bản kế hoạch tài chính rõ ràng về số tiền hiện có, số tiền đi vay, mục tiêu 1 tháng kiếm được bao nhiêu, chi tiêu bao nhiêu, tiết kiệm bao nhiêu.....

thì khi đi lao động không bị yêu cầu nhưng đi du học đều bị yêu cầu giải trình về tài chính đó còn gì? Chỉ khốn nỗi là khoảng 98% nội dung giải trình đều do các công ty du học đạo diễn ra.

Vấn đề bỏ trốn chỉ giải quyết triệt để được khi hai chính phủ Nhật Bản và Việt Nam) quan tâm và hợp tác đúng mực để phối hợp đưa ra các chính sách, quy định hợp lý mà thôi. Với tình hình lộn xộn như hiện tại thì rất khó giải quyết.

Xin đưa ra vài ví dụ về sự lộn xộn, thiếu hợp tác:

- Người Việt bỏ trốn, phạm pháp ở Nhật khi về Việt Nam vẫn nghiễm nhiên là có lý lịch trong sạch
(Trong khi người Việt ở Việt Nam phạm tội thì sẽ có vết nhơ ngay trong lý lịch).

-Ngày trước do không có thế chân thế chấp nên Tu nghiệp sinh trốn quá nhiều. Sau đó phía Việt Nam có quy định thế chân và số lượng bỏ trốn giảm xuống. Tuy nhiên gần đây chính phủ Nhật sau khi "tìm hiểu" "nghe ý kiến" từ những người bỏ trốn và rút ra kết luận rằng "tiền thế chân cao quá dẫn đến việc bỏ trốn" nên đã quay sang nói "không" với việc thu thế chấp, thế chân ở Việt Nam.

Tất nhiên thế chấp bằng tiền quá cao cũng không tốt. Nhưng trong khi luật quá lỏng lẻo mà thế chấp bằng tiền cũng bị cấm thì lấy gì để trói buộc?

-Ai cũng biết có nhiều công ty tư vấn du học(và cả lao động) ở Việt Nam "treo đầu dê bán thịt chó" nhưng thử hỏi có ai ra tay "dẹp loạn" ?

-Những người hoạch định chính sách đã nắm được bao nhiêu % tình hình thực tế hay đa số chỉ qua "báo cáo" "thống kê"?
 
Sửa lần cuối:

Chibi14

Member
Quả thật là nan giải và khó giải quyết, haizz.

Ý em muốn nói về bản kế hoạch tài chính của tu nghiệp sinh khác với bản giải trình tài chính của du học. Bản giải trình tài chính của du học mà em nhìn thấy là bản báo cáo tình hình thu nhập, chi tiêu theo tháng/năm ở quá khứ và hiện tại để đảm bảo rằng với tình hình đó họ có thể chi trả học phí, sinh hoạt trong thời gian con ở Nhật (chắc các bản giải trình khác cũng thế). Còn bản kế hoạch tài chính là bản xác định một cách tương đối thu nhập, các khoản chi tiêu ở Nhật... Việc này cũng chỉ là 1 chi tiết nên làm và làm thực sự (ko phải chỉ là hình thức) đối với tất cả các tu nghiệp sinh ko phân biệt lí do đi Nhật là gì.
 

kamikaze

Administrator
Không biết @Chibi14 có biết chương trình Tu nghiệp sinh cũng có hai mặt của nó không? Mặt nổi là "giao lưu/ truyền bá kỹ thuật" giữaNhật và các nước đang phát triển. Mặt chìm là giải quyết nạn thiếu lao động tại Nhật và nạn thất nghiệp ở các nước đang phát triển. Giả sử như chương trình này 100% chỉ có mục đích giao lưu/ truyền bá kỹ thuật thì giải pháp @Chibi14 đưa ra là khả thi.

Nhưng thực tế người ta lại xem trọng mặt chìm của nó.

Hơn nữa, người bỏ trốn ra không phải vì miếng cơm manh áo. Mà vì muốn có nhiều tiền nhanh hơn những người khác. Báo chí hay đăng tin kiểu "Thực tập sinh bị bóc lột thiếu thốn nên bỏ trốn". Nhưng thực tế thì sai với sự thật.

Thực tập sinh nếu làm việc bình thường ở Nhật thì không thể có chuyện không đủ sống được. Vì sao? Ngoài việc nhà cửa được bảo đảm rồi thì vẫn được bảo đảm mức lương tối thiểu nhất định.

Ngoài ra, cũng hay nghe những người trong cuộc ca cảm "em tưởng qua Nhật thì sẽ thu nhập cao v.v...". Về vấn đề này thì cũng có một số bộ phận không có thông tin nên bị rơi vào tình huống khó xử. Nhưng cũng có những người dù được giải thích, thậm chí chép lại vài lần nội dung về công việc/ lương tại Nhật rồi nhưng vẫn cứ "tưởng".

Nói tóm lại, mọi việc có vẻ đơn giản nhưng không đơn giản tý nào. Muốn làm tận gốc thì buộc lòng hai Chính phủ phải ngồi lại với nhau và công nhận sự thật (Nhưng đây là điều chỉ có trong mơ).
 

phukatana

New Member
Hiện tại nhiều thanh niên Việt Nam vẫn nghĩ đi du học Nhật hay đi xuất khẩu lao động bên Nhật sẽ có thể kiếm được nhiều tiền . Nhưng sự thật không phải như vậy nên nhiều người đi rồi vỡ mộng và xảy ra tình trạng bỏ trốn như trên . Làm cách nào để những thanh niên trong nước đang có ý định đi Nhật có kiến thức vững vàng về mức độ các công việc khác nhau và đồng lương thực lãnh bên đó, chứ không thì trong đầu họ thực tế bây giờ cứ nghĩ " sang đó làm việc lương cao " rồi lại xảy ra nhiều vấn đề nan giải .
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top